- Thị trường đồ mộc xuất khẩu:
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA VŨNG
3.2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất
- Tạo môi trường và chính sách thuận lợi thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp kể cả vốn ODA để tạo thêm việc làm và thu nhập cho cư dân nông thôn địa phương.
3.2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất sản xuất
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông sản hàng hóa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay đã được đầu tư nâng cấp, phát triển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chuyển đổi CCKT nông nghiệp ở địa phương. Do đó, trong những năm tới cần thiết phải thực hiện các giải pháp tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất như sau:
- Phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu để chủ động hơn trong bố trí sản xuất. Cụ thể là:
+ Tập trung cao độ đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình đầu mối để cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư, đáp ứng nhu cầu nước tưới cho các loại cây trồng, nhất là cây trồng có giá trị kinh tế cao, phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
+ Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương để giảm tổn thất nước, đảm bảo lưu lượng dòng chảy và chủ động kiểm soát, điều tiết nước.
+ Xây dựng hồ chứa nước, kết hợp với khai thác các công trình thủy lợi nhỏ, các hệ thống thủy lợi tiết kiệm nước, tăng hiệu suất sử dụng công suất thiết kế của các công trình trên 90%.
- Tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông, tập trung đầu tư xây dựng mới các tuyến giao thông nông nghiệp nhất là vùng đất thấp và giồng cát với mục tiêu “đường đi đến đâu vốn và tri thức đến đó”.
- Tiến hành hoàn thành điện khí hóa nông thôn, xây dựng đường dây và trạm biến áp 3 pha dọc theo trục đường ra đồng ruộng, đảm bảo nâng cấp điện áp phục vụ SXNN, đặc biệt coi trọng việc cấp điện cho các mô hình chăn nuôi trang trại tại vùng chăn nuôi tập trung áp dụng cơ giới hóa, nửa tự động hóa,…và mô hình trồng rau trong nhà lưới sản xuất rau an toàn.
- Phát triển mạng lưới cơ sở chế biến theo hướng mở rộng quy mô, nâng cao trình độ công nghệ, đồng thời phân bố phù hợp với sự phát triển vùng nguyên liệu. Cụ thể là:
+ Hình thành các vùng nông nghiệp tập trung chuyên môn hóa gắn với công nghiệp chế biến như: chế biến đồ gỗ xuất khẩu, chế biến rau – quả, cà phê, hạt tiêu và chế biến thức ăn gia súc.
+ Mở rộng quy mô, nâng cao mức độ hiện đại các cơ sở chế biến và xây dựng mới một số nhà máy chế biến gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ như: chế biến gỗ và đồ mộc xuất khẩu tại khu vực lâm trường Xuyên Mộc, chế biến hạt tiêu tại huyện Châu Đức, chế biến – bảo quản rau – quả ở huyện Tân Thành, chế biến mủ cao su ở khu vực huyện Xuyên Mộc và Châu Đức nhằm tạo việc làm và thu nhập cho cư dân nông thôn, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa.
- Để xây dựng hiệu quả một nền nông nghiệp hàng hóa cần tiếp tục phát triển dịch vụ nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng vật tư nông nghiệp. Cụ thể:
+ Củng cố, nâng cao hiệu quả của các cơ sở dịch vụ nông nghiệp đã có, đảm bảo việc cung cấp kịp thời số lượng và chất lượng hàng hóa cho các nông hộ, trang trại SXNN, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất phát triển mạng lưới phân phối xuống tận các xã.
+ Xây dựng và đưa vào hoạt động các dịch vụ mới như: tư vấn chuyển giao kĩ thuật – công nghệ SXNN hàng hóa chất lượng cao, xây dựng hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
+ Từng bước nghiên cứu xã hội hóa các hoạt động dịch vụ nông nghiệp.