2010 Tỉ lệ chuyển

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 90 - 95)

- Thị trường đồ mộc xuất khẩu:

2001 2010 Tỉ lệ chuyển

dịch cơ cấu (%) bình quân (%/Tốc độ tăng trưởng năm)

Tổng số 100 100 13,0 + Gia súc + Gia cầm + Sản phẩm không qua giết thịt 64,0 25,6 10,1 65,5 22,8 8,2 1,5 - 2,8 - 1,9 13,3 11,6 10,3

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu 2001, 2010 [6]

Nhóm gia súc có vai trò quan trọng và luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi (chiếm 65,5% - năm 2010), đạt tốc độ tăng trưởng thời kì 2001 – 2010 là 13,3%/năm, tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu là 1,5%. Trong khi tỉ trọng nhóm gia cầm giảm 2,8%, sản phẩm không qua giết thịt giảm 1,9 %.

- Nhóm gia súc: chủ yếu là bò, lợn, trâu, dê cừu. Trong đó, đàn dê cừu có tốc độ tăng cao nhất 41,3%/năm; kế đến là đàn lợn 7,5%/năm; đàn bò tăng 4,1%/năm.

+ Lợn: Thời kì 2001 - 2010, đàn lợn tăng từ 144,010 nghìn con lên 275,589 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,5%/năm. Phương thức chăn nuôi công nghiệp được ứng dụng rộng rãi và chú trọng công tác thú y đã khiến tăng quy mô đàn lợn. Về tỉ trọng giá trị đàn lợn trong tổng đàn gia súc năm 2007 là 69%, giảm 14% so với năm 2001. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn đang đứng trước nhiều thách thức về chất lượng thịt, giá thành cao nên khó cạnh tranh được vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh với heo nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

+ : quy mô đàn bò tăng 11.471 con (từ 26.439 con tăng lên 37.910 con thời kì 2001 - 2010). Nguyên nhân chủ yếu là do khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu thuận lợi cho nuôi bò, nông dân có kinh nghiệm và đất để trồng cỏ đạt năng suất cao (250 – 300 tấn/ha). Bò chăn thả tự nhiên còn chiếm tỉ lệ khá lớn, trong khi diện tích đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp, nên mức tăng trọng thấp, sự gắn kết giữa khâu thu mua, chế biến bảo quản và tiêu thụ chưa thật tốt, phát triển còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch,…[29]

- Nhóm gia cầm: từ năm 2001 đến năm 2009, đàn gà giảm 672 nghìn con, bình quân 5,6%/năm, trong khi đàn vịt, ngan ngỗng tăng từ 269 nghìn con lên 346 nghìn con, bình quân 3,2%/năm. Nguyên nhân chủ yếu do chịu tác động của dịch bệnh dẫn đến tốc độ phục hồi chậm.

- Sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt: gồm trứng, sữa và lông vịt. Gà, vịt là hai nguồn sản xuất trứng chính. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm chưa có nhãn hiệu hàng hóa dẫn đến GTSX chưa cao. Tỉ trọng GTSX của nhóm sản phẩm này có xu hướng giảm 1,9% trong thời kì 2001 - 2010.

 UDịch vụ nông nghiệpU:

Nhìn chung, dịch vụ nông nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển chưa tương xứng với các ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, mặc dù thời kì 2001 –

2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,7%/năm (Bảng 2.6), song GTSX theo giá hiện hành năm 2010 mới chỉ đạt 1.610 triệu đồng và chiếm 0,08% so với tổng GTSX ngành nông nghiệp.

Hiện tại, dịch vụ nông nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu mới chỉ dừng lại ở buôn bán vật tư nông nghiệp; các loại hình dịch vụ khác như: làm đất, tưới nước, thu hoạch, vận chuyển vật tư sản phẩm, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thị trường đầu ra… chưa được phổ biến rộng rãi.

Như vậy, cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự

chuyển biến theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, khai thác tốt hơn tiềm năng sinh thái của địa phương: tăng diện tích cây trồng sử dụng ít nước, hiệu quả kinh tế cao (hồ tiêu, điều, cao su…) và giảm diện tích cây trồng đầu tư kém hiệu quả (lúa, cà phê…). Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, thiếu bền vững, chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng của địa phương [29]. Để phát triển nền nông nghiệp bền vững, giá trị kinh tế cao cần có những biện pháp phù hợp để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch trong ngành nông nghiệp nói chung và nội bộ từng ngành nói riêng.

c) Chuyển dịch CCKT trong ngành lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp theo hướng giảm xuống, tổng diện tích đất lâm nghiệp từ năm 2002 đến 2009 trên địa bàn tỉnh đã giảm 5.64,3 ha (riêng giai đoạn 2007 - 2009 giảm gần 2.000 ha), trong đó diện tích đất có rừng giảm hơn 3.700 ha, diện tích đất không rừng chỉ giảm hơn 1.300 ha, độ che phủ rừng cũng giảm từ 15% - năm 2005 xuống 12,9% - năm 2009.

Trong cơ cấu diện tích rừng, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiếm tỉ lệ khá lớn, lần lượt là 37% và 46%, cho thấy vai trò quan trọng của ngành lâm nghiệp trong bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái trong dân cư.

Về GTSX: So với năm 2001, tuy đất lâm nghiệp có giảm nhưng GTSX lâm nghiệp theo giá cố định năm 1994 vẫn tăng từ 28,862 tỉ đồng lên 39,438 tỉ đồng (tốc độ tăng bình quân 3,5%/năm). Trong đó, giai đoạn 2001 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 2005 - 2010 (tương ứng là 7,4%/năm và 0,5%/năm).

Cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tăng tỉ trọng ngành trồng và nuôi rừng, giảm tỉ trọng khai thác gỗ và lâm sản.

Tỉ trọng GTSX trồng và nuôi rừng trong cơ cấu ngành lâm nghiệp tăng 12%, khai thác gỗ và lâm sản giảm 2,8%; tốc độ tăng trưởng tương ứng là 11,7%/năm và – 3,3%/năm (giai đoạn 2001 – 2007).

30 6,9 61,8 1,3 47,2 4,7 46,5 1,6 42 4,2 52,4 1,4 42 4,1 52,6 1,2 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2001 2004 2006 2007 Năm Dịch vụ lâm nghiệp Lâm nghiệp khác Khai thác gỗ và lâm sản T ồ à ôi ừ

Biểu đồ 2.6:Cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2001 - 2007

Về sản phẩm lâm nghiệp: Lâm sản khai thác gồm gỗ tròn, củi và tre, trúc, lồ ô có xu hướng tăng nhẹ trong thời kì 2001 - 2009, song chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với nhu cầu nhất là cho các cơ sở công nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước và xuất khẩu. Trong đó: gỗ tròn khai thác: tăng từ 1.520 mP

3P P - năm 2001 lên 2.350 mP 3 P - năm 2009, củi khai thác: giảm từ 19.452 Ster xuống còn 4.600 Ster, tre nứa khai thác: từ 105 nghìn cây tăng lên 290 nghìn cây, nguyên liệu giấy: tăng 9.624 mP

3

P cùng cùng kì.

Nhìn chung, ngành lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chuyển biến theo hướng từ hoạt động khai thác là chính sang bảo vệ rừng tự nhiên, tăng cường giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện chủ trương rừng có chủ, nên rừng tự nhiên được khôi

phục nhanh. Hoạt động lâm nghiệp đã thực sự chuyển từ dựa vào quốc doanh là chủ yếu sang phát triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần tham gia.

Mặc dù có sự phát triển về quy mô, GTSX nhưng chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ và rừng sản xuất chưa thật cao, năng suất thấp. Theo nghiên cứu chất lượng rừng tại 5.903 ha rừng phòng hộ, thì rừng loại A chỉ có 2.303 ha (chiếm 39,01%), rừng loại B: 2.267 ha (chiếm 38,41%) và rừng loại C: 1.333 ha (chiếm 22,58%). Trong 793 ha rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu thì có 120 ha rừng bị chết, 106 ha đạt loại A (chiếm 13,37%), 354 ha đạt loại B (chiếm 41,64%) và rừng loại C là 333 ha (chiếm 41,99%). Tổng hai đối tượng loại B và C chiếm trên 60%. Năng suất rừng trồng tại các xã ngoài lâm trường đạt thấp 10 - 12 mP

3

P

/ha/năm [28].

Từ đó cho thấy, sự chuyển dịch CCKT ngành lâm nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dù đã đi đúng hướng nhưng chưa thật sự bền vững. Phát triển lâm nghiệp không chỉ gia tăng giá trị kinh tế mà còn phải phát triển bền vững cả về môi trường, xã hội, đi đôi với nâng cao chất lượng, năng suất các loại cây rừng và giữ gìn, bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm.

d) Chuyển dịch CCKT trong ngành thủy sản

Trong khi tỉ trọng ngành lâm nghiệp chậm chuyển biến thì tỉ trọng ngành thủy sản đã tăng từ 44,2% - năm 2001 lên 51,5 % - năm 2010, tỉ lệ chuyển dịch 7,3%, tốc độ gia tăng GTSX bình quân 10%/năm. Đồng thời giá trị thủy sản xuất khẩu cũng tăng liên tục, đạt 231 triệu đôla Mĩ - năm 2009, tăng hơn 30 triệu đôla Mĩ so với năm 2006, tăng 4,5%/năm.

Cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục chuyển đổi theo hướng: giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng và dịch vụ, nhưng khai thác tự nhiên vẫn là chủ yếu. Năm 2001, tỉ trọng giá trị khai thác đánh bắt chiếm 97,8%, đến năm 2010 tỉ trọng này vẫn còn tới 88,2%, trong đó phần lớn là khai thác biển. Giá trị nuôi trồng mặc dù có tăng lên, với tốc độ tăng bình quân khá cao 33,1%/năm nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ - 11,2% (năm 2010).

Bảng 2.12: Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời kỳ 2001-2010

Đơn vị: %

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 90 - 95)