Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 129 - 137)

- Thị trường đồ mộc xuất khẩu:

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA VŨNG

3.1.3.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo lãnh thổ

Theo quy hoạch đến năm 2020, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch với dân số dự báo khoảng 1,2 triệu người; một khi đô thị phát triển, mức sống dân cư tăng, nhu cầu tiêu thụ nông sản, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến ngày càng tăng. Do vậy, cần tiếp tục xây dựng phát triển các vùng chuyên canh theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 Tùy thuộc vào mức độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đề xuất hai phương án phát triển ngành trồng trọt. Trong đó, ưu tiên phát triển cây cao su, hồ tiêu, rau an toàn, quả đặc sản và hoa cây cảnh. Những cây trồng giảm diện tích gồm có: lúa, bắp, điều, cà phê, khoai mì…

- Phương án 1: chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở mức “vừa phải”

Ở phương án này các cơ cấu cây trồng được chuyển đổi theo hướng giảm diện tích cây hàng năm, tăng diện tích cây lâu năm (trong đó chủ yếu là tăng cao su, hồ tiêu và cây ăn quả). Trong nội bộ cây hàng năm cũng có sự chuyển đổi nhanh từ

đất lúa và cây hàng năm khác sang trồng rau, hoa cây cảnh và cỏ thức ăn gia súc. Cụ thể:

+ Cây lúa: đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 10.570 ha đất trồng lúa, giảm 4.329 ha so với năm 2009; trong đó đất chuyên trồng lúa nước 5.268 ha, giảm 844 ha. Đất chuyên trồng lúa được phân bố ở 6 huyện gồm: Đất Đỏ, Long Điền, Châu Đức, Xuyên Mộc, Bà Rịa, Tân Thành.

+ Cây cao su: do đây là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất nên đề xuất phát triển tối đa diện tích trồng cao su ở cả 3 mức thích nghi, hạn chế trồng ở nơi không thích nghi. Tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 tăng lên khoảng 21 – 22.000 ha, đạt sản lượng từ 29 – 30 nghìn tấn.

+ Cây hồ tiêu: dự kiến đến năm 2020 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trồng mới thêm gần 850 ha, ổn định diện tích hồ tiêu với quy mô khoảng 8.300 ha, với sản lượng 15.000 tấn/năm.

+ Cây ăn quả: mở rộng diện tích lên đến 10 – 11.000 ha; trong đó phát triển mạnh các loại cây ăn quả đặc sản nổi tiếng của Bà Rịa – Vũng Tàu như nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, măng cụt… Theo đó sẽ chuyển từ một phần đất lúa, vườn tạp hoặc cây ngắn ngày kém hiệu quả ở các xã: Hòa Hiệp, Hòa Hội, Phước Thuận, Bình Châu, Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc); Lộc An, Long Mĩ, Phước Hội, Phước Long Thọ, Láng Dài (huyện Đất Đỏ); Tóc Tiên, Châu Pha (huyện Tân Thành); Phước Hưng (huyện Long Điền), hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng và hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển.

- Phương án 2: chuyển đổi cơ cấu cây trồng với mức độ “cao”

Phương án này vẫn tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích cây hàng năm và tăng diện tích cây lâu năm; tuy nhiên mức độ chuyển đổi triệt để hơn: diện tích trồng cao su tăng lên 24.000 ha; hồ tiêu – 9.580 ha; điều – 5.400 ha và dành khoảng 100 – 115 ha phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Như vậy, cả hai phương án trồng trọt đều xác định những cây trồng chủ lực của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 là: cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, song khác nhau ở mức độ chuyển đổi và khả năng huy động các nguồn lực.

Đồng thời, cũng hình thành các địa bàn chăn nuôi tập trung có ý nghĩa rất lớn trong chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống lạc hậu, năng suất thấp, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường sang chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao với những vật nuôi chủ lực là trâu bò, heo, gà.

- Vùng chăn nuôi trâu bò tập trung: vùng chăn nuôi trâu bò trang trại quy mô vừa và lớn gồm địa bàn các xã Bàu Lâm, Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Bình, Hòa Hiệp, Tân Lâm, Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc); xã Láng Dài, Phước Hội (huyện Đất Đỏ); xã Đá Bạc, Suối Rao, Xuân Sơn, Sơn Bình, Quảng Thành (huyện Châu Đức). Vùng chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ gồm các xã Long Phước (thị xã Bà Rịa); xã Sông Xoài (huyện Tân Thành); xã Hòa Hưng, Phước Tân (huyện Xuyên Mộc); thị trấn Đất Đỏ, Phước Long Thọ, Long Tân (huyện Đất Đỏ); xã Bình Trung, Nghĩa Thành (huyện Châu Đức).

- Vùng chăn nuôi heo tập trung: vùng chăn nuôi heo trang trại quy mô vừa và lớn gồm địa bàn các xã: Sông Xoài (huyện Tân Thành); xã Phước Tân (huyện Xuyên Mộc); xã Phước Hội (huyện Đất Đỏ); xã Xà Bang (huyện Châu Đức). Vùng chăn nuôi heo trang trại quy mô nhỏ gồm các xã Bàu Lâm, Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Bình, Hòa Hiệp, Hòa Hội, Hòa Hưng, Tân Lâm, Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc); xã Suối Rao, Xuân Sơn, Bình Trung, Bàu Chinh, Kim Long, Quảng Thành, Láng Lớn (huyện Châu Đức).

- Vùng chăn nuôi gà tập trung: vùng chăn nuôi gà trang trại quy mô vừa và lớn gồm các xã: Long Phước (thị xã Bà Rịa); xã Sông Xoài (huyện Tân Thành); xã Hòa Hiệp, Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc). Vùng chăn nuôi gà trang trại quy mô nhỏ gồm các xã Hắc Dịch (huyện Tân Thành); các xã Bàu Lâm, Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Bình, Hòa Hội, Hòa Hưng, Phước Tân, Xuyên Mộc (huyện Xuyên Mộc); xã Phước Long Thọ, Láng Dài (huyện Đất Đỏ); các xã Suối Nghệ, Nghĩa Thành, Xuân Sơn, Sơn Bình, Xà Bang, Quảng Thành (huyện Đất Đỏ).

 Trong ngành lâm nghiệp

Để tạo quỹ đất phát triển các khu công nghiệp, cảng, dịch vụ du lịch và một số khu đô thị, khu dân cư sẽ chuyển một phần diện tích đất lâm nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp. Theo đó, đất lâm nghiệp phân theo huyện đều có biến động ở tất cả các địa phương.

Bảng 3.4: Bố trí sử dụng đất lâm nghiệp phân theo đơn vị hành chính và theo loại rừng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020

Đơn vị: ha STT Đơn vị hành chính Tổng diện tích lâm nghiệp

Phân theo 3 loại rừng

Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Toàn tỉnh 30.253 17.228,72 8.335,18 4.689 1 TP. Vũng Tàu 596 - 596 - 2 TX. Bà Rịa 385 - 385 - 3 H. Châu Đức 393 - 393 - 4 H. Xuyên Mộc 17.196 11.624,04 895,82 4.676,14 5 H. Long Điền 853 - 840,04 12,96 6 H. Đất Đỏ 1.217 - 1.217 - 7 H. Tân Thành 3.409 - 3.409 - 8 H. Côn Đảo 6.204 5.604,68 599,32 -

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010

So với năm 2010, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp của các huyện trong địa bàn tỉnh đều biến động theo hướng thu hẹp diện tích. Trong đó, thành phố Vũng Tàu – giảm nhiều nhất – hơn 1.300 ha; Long Điền, Đất Đỏ, Tân Thành cũng giảm hơn 100 ha mỗi huyện. Riêng chỉ có Bà Rịa và Côn Đảo có xu hướng ngược lại là mở rộng diện tích đất lâm nghiệp (Bà Rịa tăng hơn 50 ha, Côn Đảo tăng gần 2.500 ha).

Quan điểm phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 là sử dụng hợp lí, có hiệu quả các loại mặt nước hiện có để phát triển phù hợp với đặc điểm, điều kiện mặt nước; đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản kết hợp khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó mở rộng diện tích nuôi trồng tại các địa bàn: thị xã Bà Rịa, Châu Đức; trong khi đó giảm hơn 1.500 ha ở Long Điền, Tân Thành, Đất Đỏ, ổn định diện tích tại Xuyên Mộc, Côn Đảo.

Bảng 3.5: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020

Đơn vị hành chính Hiện trạng 2009 Dự báo 2020 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Toàn tỉnh 6.055,70 9.004 4.283,32 12.792,36 TP. Vũng Tàu 2.253,20 3.020 741,55 2.224,65 TX. Bà Rịa 1.268,20 1.009 1.134,95 2.837,38 H. Châu Đức 145 515 203,23 914,54 H. Xuyên Mộc 593,67 1.207 593,67 1.781,01 H. Long Điền 537,73 332 543,75 1.359,38 H. Đất Đỏ 755 1.350 744,27 1.232,81 H. Tân Thành 455 1.541 310 1.395 H. Côn Đảo 11,90 30 11,9 47,6

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010

Theo quy hoạch phát triển tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020, phân chia tỉnh thành 4 vùng lãnh thổ khác nhau, đó là: vùng phía tây quốc lộ 51; vùng giới hạn từ phía đông quốc lộ 51 đến đường ven biển từ Vũng Tàu đi Long Hải, Bình Châu; vùng giới hạn từ đường ven biển Vũng Tàu – Long Hải – Bình Châu ra đến bãi biển; vùng thềm lục địa và các đảo của tỉnh [40].

Tuy nhiên, đối với phân vùng phát triển nông, lâm, thủy sản còn dựa vào các tiêu chí địa hình, loại phát sinh đất, nguồn nước và chế độ thủy văn, hiện trạng cây

trồng vật nuôi và ao hồ nuôi thủy sản, định hướng hình thành 2 vùng: vùng phía Bắc và phía nam (Bản đồ 6).

- Vùng I (Vùng phía Bắc – vùng phát triển nông nghiệp – nông thôn)

Diện tích tự nhiên khoảng 90.000 ha, bao gồm một phần các xã Hắc Dịch, Sông Xoài (huyện Tân Thành); một phần huyện Châu Đức (trừ diện tích các xã Nghĩa Thành, Suối Nghệ, Đá Bạc, Suối Rao) và một phần huyện Xuyên Mộc (trừ một phần các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Xuyên Mộc, thị trấn Phước Bửu và Phước Thuận). Địa hình mang đặc điểm của vùng trung du, đồi núi thấp; độ cao thay đổi từ 250 – 700m; tiếp đó là những đồi đất badan chạy theo hướng Bắc xuống Tây Nam. Chủ yếu là đất đỏ vàng như: đất nâu đỏ trên badan, đất nâu vàng trên badan, đất đỏ vàng trên đất sét, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất nâu vàng trên phù sa cổ; ngoài ra còn một ít đất xám và đất dốc tụ.

Cây trồng chủ yếu hiện nay là cao su, hồ tiêu, cây điều và cây ăn quả phát triển mạnh ở các nông trường cao su và các trang trại; riêng xã Bình Châu có một phần diện tích thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu. Vật nuôi chủ yếu là heo, bò, gà, ở các trang trại và doanh nghiệp, nuôi tập trung quy mô lớn; đang phát triển hình thức chăn nuôi công nghiệp. Do đó, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cao su, hồ tiêu, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn, các vùng chăn nuôi tập trung cho các trang trại, doanh nghiệp với phương thức chăn nuôi công nghiệp; xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trồng cây lâm nghiệp theo quy hoạch 3 loại rừng; xây dựng mô hình vườn cây ăn quả đặc sản kết hợp với du lịch sinh thái; nuôi thủy sản nước ngọt và thủy đặc sản sẽ khai thác được những lợi thế của vùng.

- Vùng II(Vùng phía Nam – vùng phát triển nông nghiệp phục vụ đô thị và du lịch)

Diện tích tự nhiên khoảng 108.000 ha, bao gồm một phần huyện Tân Thành (các xã Hắc Dịch, Sông Xoài); toàn bộ thị xã Bà Rịa, huyện Long Điền, huyện Đất

Đỏ, huyện Côn Đảo, thành phố Vũng Tàu và một phần huyện Xuyên Mộc (một phần các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Xuyên Mộc, thị trấn Phước Bửu và Phước Thuận). Địa hình bằng phẳng, gồm 2 dạng: bậc thềm sông (độ cao từ 5 – 10m), dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp; đất có chất lượng khá tốt. Dạng thứ 2 là địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển mặn; cao trung bình từ 0,3 – 2,0m; thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ.

Gồm các nhóm đất xám, đất mặn, đất phèn, đất cát, đất dốc tụ và đất đỏ vàng. Hiện nay được sử dụng trồng các loại cây hàng năm (lúa, rau đậu), vườn tạp, cây ăn quả đặc sản, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ,…. Về lâm nghiệp, có 2 khu bảo tồn quốc gia Bình Châu - Phước Bửu và Côn Đảo, ngoài ra còn có rừng phòng hộ tại các núi Dinh, núi Minh Đạm, núi Châu Viên, núi Lớn, núi Nhỏ,… Do vậy, định hướng phát triển nông nghiệp của vùng là phát triển mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái, ít sử dụng đất, ứng dụng công nghệ cao; trồng các loại rau, hoa, cây cảnh, trái cây đặc sản (mãng cầu ta, nhãn xuồng cơm vàng,…), nuôi trồng sinh vật cảnh, tạo mảng xanh đô thị…

n đồ 6 : Nguồn: Sở N ông ngh iệ p phát tr iể n nô ng t hôn t ỉnh B à R ịa V ũng T àu

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 129 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)