THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI 1 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động M&A ngân hàng trên

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI 1 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động M&A ngân hàng trên

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động M&A ngân hàng trên

thế giới

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, làn sóng M&A các ngân hàng lớn cũng như ngân hàng nhỏ đã diễn ra từ vài thập kỷ gần đây.

Ở Mỹ, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra từ rất sớm và liên tục phát triển mạnh qua các năm. Hàng năm ngành ngân hàng luôn là một trong số năm ngành đứng đầu về số lượng và giá trị các vụ sáp nhập. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng ở Mỹ nói chung và sự hình thành phát triển của các giao dịch M&A ngân hàng nói riêng phụ thuộc lớn vào các chính sách vĩ mô và các đạo luật dành riêng cho ngành ngân hàng.

Trước khi làn sóng M&A xuất hiện, các ngân hàng Mỹ chỉ được hoạt động trong khuôn khổ vùng địa lý, không được mở rộng chi nhánh ngay cả khi có nhiều cơ hội xuất hiện ngoài khu vực. Đạo luật Riegle – Neal được ban hành vào năm 1994 đã cho phép hoạt động M&A ngân hàng được nới rộng, không còn giới hạn trong phạm vi một bang mà có thể thực hiện giữa các bang khác nhau. Đạo luật này đã mở đường cho hoạt động M&A trong ngành ngân hàng phát triển nhanh chóng với quy mô lớn, tạo ra các tập đoàn tài chính ngân hàng khổng lồ hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

Chỉ tính trong vòng 3 năm từ năm 2008 đến 2010, riêng ở Mỹ đã diễn ra các giao dịch M&A với sự tham gia của 308 ngân hàng trong đó có những thương vụ hợp nhất giữa các đại ngân hàngnhư Bank American, Chase Mahattan Bank, Citigroup, NationsBank cùng các ngân hàng hàng đầu khác. Hơn nữa, các ngân hàng ở Mỹ hiện nay đang theo bước các đối tác châu Âu bằng cách cố gắng hợp nhất các ngân hàng với những nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán, các công ty

tài chính, các hãng bảo hiểm, các công ty cung cấp thẻ tín dụng, các hiệp hội tiết kiệm và cả những nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng khác.

Ở các nước Châu Âu, nhìn chung hoạt động M&A ngân hàng trong khu vực diễn ra mạnh mẽ vào những thập niên 1990 cùng với sự hình thành và phát triển của Ủy ban chính sách tiền tệ và kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu (EMU).Các giao dịch diễn ra trong giai đoạn 1996 – 1998 chủ yếu là các giao dịch nhỏ và trung bình. Trong khi đó, giai đoạn 1999 – 2000 lại đánh dấu sự phát triển đỉnh điểm của hoạt động M&A với các giao dịch có giá trị khổng lồ diễn ra. Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động M&A trong thời gian này đã làm xuất hiện các tập đoàn ngân hàng lớn như BNP Paribas ở Pháp, RBS Group ở Anh, Unicredit ở Italy và BBVA ở Tây Ban Nha.

Bên cạnh đó, các quy định về hoạt động ngân hàng của EMU đã làm cho thị trường tiền tệ châu Âu trở nên đồng nhất đã góp phần thúc đẩy các giao dịch M&A xuyên biên giới diễn ra. Vì vậy, khi cơ hội mua lại và sáp nhập ở thị trường trong nước đã hết thì các tổ chức ngân hàng lại tìm kiếm các cơ hội mới ở thị trường khác. Điển hình trong số đó là vụ sáp nhập của ngân hàng hàng đầu Hà Lan – ABR AMRO vào ngân hàng Barclays PLC (Anh) với giá 91,16 tỷ USD đã hình thành nên một tập đoàn ngân hàng hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường.

Ở Nhật Bản, vào giai đoạn đầu thập niên 90 thế kỷ 20, bong bóng bất động sản đổ vỡ và các khoản đầu tư kém hiệu quả đã làm phát sinh những khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ Nhật Bản cùng các NHTM đã thực hiện hàng loạt các thương vụ M&A. Cụ thể, năm 1990, ngân hàng Mitsui Bank và Taiyo Kobe Bank tiến hành hợp nhất hình thành ngân hàng Sakura Bank. Sau đó một năm, hai ngân hàng là Kyowa Bank và ngân hàng Saitama Bank cũng đã hợp nhất hình thành ngân hàng Asahi Bank. Tháng 4/1996, ngân hàng Tokyo và Mitsubishi Bank sáp nhập hình thành nên ngân hàng Mitsubishi Bank, là ngân hàng lớn nhất Nhật Bản thời điểm đó tính trên giá trị tổng tài sản. Tuy nhiên, sau khi thực hiện M&A, các ngân hàng lớn này vẫn chưa thể giải quyết được những vấn đề mà đang gặp phải. Hiệu quả của hoạt động M&A được

đánh giá không cao, lợi ích về quy mô thu được rất ít, trong khi nền kinh tế đang rơi vào giai đoạn suy thoái đã khiến các ngân hàng chưa trở lại hoạt động hiệu quả.

Giai đoạn những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, hoạt động M&A giữa các ngân hàng vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với quy mô lớn hơn nhằm chống lại tác động cộng hưởng từ nền kinh tế suy thoái và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Á. Vào tháng 8/1999, ba NHTM hàng đầu Nhật Bản là The Industrial Bank, Fuji Bank và Dai-Ichi Kangyo đã thực hiện hợp nhất hình thành nên tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới Mizuho Financial Group. Đến tháng 4/2000, bốn tổ chức tài chính lớn bao gồm Bank of Tokyo Mitsubishi, Mitsubishi Trust, Nippon Trust và Tokyo Trust cũng thực hiện hợp nhất hình thành nên Mitsubishi Tokyo Financial Group. Vào năm 2005, tập đoàn này lại tiếp tục tiến hành sáp nhập với ngân hàng lớn thứ 4 Nhật Bản là UFJ Holdings để tạo nên tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới có số vốn lên đến 1770 tỷ USD với hơn 40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tổng tài sản.Hoạt động M&A tại Nhật Bản được thực hiện trong giai đoạn này với mục đích cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó, giúp các ngân hàng vượt qua cuộc khủng hoảng.

Ở các nước Đông Nam Á, làn sóng sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực tài chính bắt đầu mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan và sự phá giá của đồng tiền bản tệ. Hệ thống ngân hàng tại các quốc gia trong khu vực này đã lâm vào tình trạng thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản. Thay vì tiến hành hoạt động M&A với các ngân hàng nội địa khác, hầu hết các NHTM trong khu vực này đều lựa chọn hình thức bán lại cổ phần cho ngân hàng nước ngoài nhằm cơ cấu lại bộ máy tổ chức và thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Ở Thái Lan, các ngân hàng nước ngoài mà cụ thể là HSBC và các ngân hàng Singapore vốn ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã mua lại các tổ chức ngân hàng Thái Lan để vừa nhằm mục đích giải cứu các ngân hàng này khỏi nguy cơ phá sản, đồng thời cũng là bước để thâm nhập thị trường nội địa sau khủng hoảng. Ví dụ điển hình là trường hợp tập đoàn ngân hàng Singapore United Oversea Bank tiến hành mua lại ngân hàng đang thua lỗ Nakornthon. Trong khi đó, NHTW Indonesia và Malaysia lại khuyến khích tái cấu trúc lại các ngân hàng trong nước thông qua

việc xây dựng những tập đoàn ngân hàng Neo (Anchor Bank), đây là những tập đoàn ngân hàng lớn và đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn mà NHTW đưa ra.

Bảng 2.1: Một số thương vụ M&A ngân hàng tiêu biểu trên thế giới trong thời gian gần đây.

Năm Quốc gia Bên bán Bên mua Giá trị

(tỷ USD)

2010 Mỹ Royal Bank of

Canada

PNC Financial

Group 3,45

ING Direct USA Capital One 9

2008 Mỹ Merrill Lynch Bank of America 50

Wachovia Wells-Fargo 15,1

Đức Dresdner Bank Commerzbank 14,4

2007 Anh – Hà Lan ABN AMRO Barclays PLC 91,16

2006 Italia Sanpaolo IMI Banca Intesa 37,7

2005 Nhật Bản UFJ Holdings Mitsubishi Tokyo

Financial Group 59,1

(Nguồn: Tổng hợp từ Internet)

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w