Đa số các thương vụ M&A ngân hàng tại Việt Nam đều có sự tham gia của một tổ chức nước ngoài.

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.2.2.2. Đa số các thương vụ M&A ngân hàng tại Việt Nam đều có sự tham gia của một tổ chức nước ngoài.

gia của một tổ chức nước ngoài.

Điều đó chứng tỏ các ngân hàng nước ngoài đã sớm nhận thức được sức mạnh của M&A trong việc mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra ngoài phạm vi quốc gia.

Bảng 2.3: Một số thương vụ M&A ngân hàng có sự tham gia của ngân hàng nước ngoài

Năm Bên bán Bên mua Tỷ lệ sở hữu

(%)

2011 OCBVietinbank BNP ParibasIFC 105

Vietcombank Mizuho 15

2010 VIB Commonwealth of

Australia 15

2009 OCB BNP Paribas 15

2008 SeA Bank Societe Generale 15

Eximbank Sumitomo Mitsui Banking 15

Techcombank HSBC 20

AB Bank May Bank 15

2007 TechcombankVP Bank HSBCOCBC 1515

Habubank Deutsch 10

(Nguồn: Tổng hợp từ Thời báo kinh tế Việt Nam – Vneconomy.vn)

Có thể liệt kê một số nguyên nhân chính dẫn tới sự tham gia ồ ạt của các tổ chức tài chính nước ngoài trong việc khai thác thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, các tổ chức tài chính ngân hàng ở các nước phát triển có ưu thế về kinh nghiệm và trình độ quản lý trong hoạt động M&A hơn so với các ngân hàng trong nước. Đồng thời, với tiềm lực tài chính khổng lồ, các ngân hàng này có khả năng thực hiện các hợp đồng M&A với giá trị lớn mà các ngân hàng hay tổ chức tài chính khác trong nước khó có thể thực hiện được.

Thứ hai, về phía các ngân hàng trong nước, việc thực hiện M&A với các tổ chức nước ngoài sẽ giúp ngân hàng có cơ hội khai thác thương hiệu và tiếp thu công nghệ tiên tiến cũng như kinh nghiệm quản lý hiện đại từ các đối tác nước ngoài.

Thứ ba, tuy Việt Nam đã gia nhập WTO nhiều năm và đang từng bước hòa nhập nền kinh tế quốc gia với các nước trên thế giới, nhưng vẫn còn tồn tại một số rào cản nhất định đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cụ thể, việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và quy định này vừa mới được dỡ bỏ trong năm trước. Hơn nữa, sự khác biệt về văn hóa kinh doanh, cũng như thiếu sự am hiểu về thị trường nội địa cũng là những nguyên nhân gây khó dễ cho các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam theo hướng thành lập chi nhánh mới. Vì vậy, thực hiện việc mua lại hoặc sáp nhập với các ngân hàng trong nước luôn là sự lựa chọn hàng đầu và hiệu quả nhất trong việc giải quyết những trở ngại trên được các ngân hàng nước ngoài lựa chọn.

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 52 - 53)