Kinh nghiệm từ Mô hình Anchor Bank của Indonesia và Malaysia

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.3.2.2. Kinh nghiệm từ Mô hình Anchor Bank của Indonesia và Malaysia

Như đã trình bày ở mục 2.1.1, hai quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia đã tạo được sự thành công trong việc củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng bằng cách xây dựng nên các Anchor Bank. Qua đó, để trở thành một Anchor Bank, các ngân hàng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn mà NHTW đã đưa ra đến năm 2020, đó là:

• Có vốn chủ sở hữu mạnh và ổn định: Hệ số CAR tối thiểu là 12% và tỷ lệ Tier One tối thiểu là 6%. Trong khi đó, theo yêu cầu của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và chuẩn mực an toàn hoạt động ngân hàng Basel II lần lượt là 8% và 4%.

• Có lợi nhuận ổn định: ROA tối thiểu là 1,5%

• Các ngân hàng có khả năng phát triển lành mạnh: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng mỗi năm là 22%, tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng tiền gửi tối thiểu là 50%, tỷ lệ nợ xấu dưới 5%.

• Các ngân hàng phải đảm bảo chất lượng hoạt động trong vòng 3 năm liên tiếp, vốn điều lệ tối thiểu là 10,2 triệu USD và có chính sách phát triển rõ ràng, quản trị điều hành khoa học, hiệu quả.

NHTW Indonesia và Malaysia khuyến khích việc tái cấu trúc lại các NHTM trong nước, nếu NHTM nào không đạt những tiêu chuẩn của một Anchor Bank như không đủ vốn, có tình hình tài chính yếu kém, giới hạn trong việc mở rộng thị trường, thiếu năng lực cạnh tranh, NHTW sẽ cho các ngân hàng này ba lựa chọn đó là:

• Bị mua lại bởi một Anchor Bank

• Hợp nhất hai hoặc nhiều ngân hàng chưa đủ tiêu chuẩn là Anchor Bank • Sáp nhập với Anchor Bank

Bên cạnh đó, NHTW của hai nước sẽ tìm kiếm để xác định sự giống nhau trong hoạt động, phân khúc thị trường, mối liên hệ sở hữu, xu hướng hoạt động của các ngân hàng chưa đủ điều kiện để hỗ trợ cho việc tiến hành các giao dịch M&A.

Bằng cách áp dụng mô hình này, tại Indonesia đã hình thành nên các ngân hàng tầm cỡ, dư nợ tín dụng của các ngân hàng này chiếm đến hơn 80% thị phần tín dụng của cả hệ thống. Trong đó có ngân hàng lớn nhất Indonesia là Bank Mandiri được hình thành từ 4 ngân hàng: Ngân hàng Dunibaya, Ngân hàng Dagang Negara, Ngân hàng Exim và Ngân hàng Bapindo có tổng tài sản trên 53 tỷ USD. Tương tự Indonesia, Malaysia cũng đã thành công trong chính sách sáp nhập 54 ngân hàng thành 10 tập đoàn tài chính ngân hàng Anchor. Mỗi tập đoàn này đều có ít nhất một NHTM, một công ty tài chính và một ngân hàng đầu tư, trong đó, Maybank là tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất Malaysia với 2200 chi nhánh trên 17 quốc gia, số lượng khách hàng đạt 22 triệu người và tổng tài sản lên đến 142 tỷ USD. (Số liệu được lấy vào tháng 12/2011)

Do đặc điểm hoạt động trong hệ thống ngân hàng tại Indonesia và Malaysia so với tại Việt Nam có nhiều điểm tương đồng nên khả năng ứng dụng của mô hình này vào nước ta tương đối phù hợp. Hơn nữa, mô hình này càng hữu hiệu hơn khi giúp thị trường Việt Nam giải quyết được tình trạng còn tồn tại quá nhiều các

NHTM CP nhỏ trong hệ thống ngân hàng để hình thành nên những ngân hàng lớn có khả năng lãnh đạo thị trường (market leader), đương đầu được với khủng hoảng, từ đó, đảm bảo sức khỏe của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w