Tạo ra các kênh giao tiếp giữa khách hàng với ngân hàng

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 79 - 82)

NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

3.3.2.3.Tạo ra các kênh giao tiếp giữa khách hàng với ngân hàng

Khách hàng sẽ là những người quan tâm đầu tiên tới thương vụ một khi ngân hàng đã công bố nhằm đảm bảo những lợi ích của mình. Vì vậy, việc tạo ra các kênh giao tiếp, kết nối và trao đổi thông tin giữa khách hàng và ngân hàng sẽ giúp các khách hàng hiểu được: Tại sao ngân hàng lại cần thực hiện M&A; Những kết quả có thể xảy ra đối với khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ… Ngân hàng cũng có thể thiết lập một đường dây nóng giữa khách hàng và các nhân viên để trấn an những người hay lo lắng, đồng thời sẽ đưa ra những chỉ dẫn và đảm bảo những yêu cầu mà khách hàng mong muốn.

Theo cách này, ngân hàng thực hiện M&A cũng cần thành lập một hội đồng cố vấn khách hàng để đánh giá uy tín của ngân hàng mục tiêu trong quần chúng, đánh giá chất lượng , hiệu quả của các dịch vụ và chính sách marketing, đánh giá về nỗ lực của ngân hàng trong việc tạo lập hệ thống khách hàng trung thành, về chính sách giá cũng như về lợi ích tổng thể mà ngân hàng tạo ra cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với việc dỡ bỏ những rào cản đối với tổ chức nước ngoài trong hoạt động ngân hàng của NHNN sẽ thúc đẩy thị trường ngân hàng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Tuy nhiên, song hành với đó là những thách thức trong việc cạnh tranh thị phần giữa các ngân hàng trong nước, giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài và giữa ngân hàng với các định chế tài chính khác cùng cung cấp dịch vụ tương tự ngân hàng. Hơn nữa, ngành ngân hàng cũng đứng trước những yêu cầu khắt khe nhằm nâng cao sức mạnh tài chính từ NHNN. Trước những áp lực này, chắc chắn rằng thời gian tới, thị trường tài chính Việt Nam sẽ chứng kiến những thương vụ M&A mang tính chất quyết định của các ngân hàng mà đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh không hiệu quả và sức khỏe kém.

Với việc vận dụng kiến thức vào tìm hiểu, phân tích, khóa luận đã góp phần giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung và hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Trong đó, khóa luận tập trung vào việc phân tích các giai đoạn và nguyên tắc của một thương vụ M&A ngân hàng.

Thứ hai, từ những cơ sở lý luận đã trình bày, khóa luận tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích hoạt động M&A trong ngành ngân hàng ở các nước phát triển trên thế giới, từ đó, rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng được vào thị trường Việt Nam. Đồng thời, khóa luận cũng đã tiến hành việc đánh giá thực trạng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam nhằm tìm ra những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.

Cuối cùng, trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới và ở Việt Nam, khóa luận đã đưa ra những dự báo về hoạt động, cũng như

những giải pháp và kiến nghị đối với NHNN và các NHTM nhằm nâng cao hiệu quả và xác suất thành công của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Hi vọng khóa luận sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc tìm ra giải pháp nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả của hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và hoàn thiện, song do hạn chế về trình độ nên khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót cũng như sự chủ quan trong việc đưa ra những nhận định.

Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Vân Hà đã tận tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành khóa luận này.

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 79 - 82)