Đánh giá chất lượng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam 1.Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.3.1. Đánh giá chất lượng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam 1.Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam, dù mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển nhưng cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định cho các ngân hàng trong nước nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung:

Thứ nhất, các thương vụ M&A đã làm lành mạnh hóa hệ thống các NHTM CP, góp phần thực hiện chủ trương cơ cấu và sắp xếp lại ngành ngân hàng của Chính phủ. Trong thời gian đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2001 - 2005, số lượng các NHTM CP đã giảm từ 50 ngân hàng xuống còn 36 ngân hàng thông qua các giao dịch M&A và trong giai đoạn tái cơ cấu tiếp theo 2011 – 2015, hệ thống ngân hàng có thể sẽ giảm một số lượng lớn hơn nữa các ngân hàng yếu kém mà đặc biệt là các ngân hàng được phân vào nhóm IV.

Thứ hai,việc bán cổ phần của các NHTM cho các tập đoàn ngân hàng lớn của nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng trong nước nâng cao năng lực tài chính, nâng cao uy tín quốc tế, mở rộng thị phần, thu hút thêm khách hàng mà còn tạo cơ hội cho các ngân hàng này tiếp thu và được hỗ trợ về công nghệ hiện đại cũng như kinh nghiệm quản trị tài chính lâu năm từ phía đối tác.

Thứ ba, nhờ vào hoạt động M&A, các ngân hàng thực hiện đã giảm bớt được chi phí đầu tư và xây dựng chi nhánh cũng như được sở hữu mạng lưới khách hàng của ngân hàng mục tiêu, từ đó giảm bớt khó khăn khi tham gia vào những thị trường mới. Một ví dụ điển hình đó là NHTM CP Phương Nam đã có được mạng lưới chi nhánh rộng khắp, đặc biệt ở các tỉnh thành thông qua việc thực hiện mua lại cổ phần của các ngân hàng nội địa khác như NHTMCP Đồng Tháp, NHTMCP Đại Nam, Quỹ tín dụng nhân dân Thanh Trì Định Công và NHTMCP Nông thôn Cái Sắn.

Thứ tư,chủ trương khuyến khích cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập giai đoạn 2011 – 2015 (Đề án 254) đã bắt đầu phát huy tác dụng khi trong thời gian gần đây, trên thị trường liên tiếp diễn ra các giao dịch M&A giữa các ngân hàng nội địa. Trong số các giao dịch này, có giao dịch bắt buộc thực hiện theo chỉ thị của Nhà nước như vụ hợp nhất ba NHTM CP là

Đệ Nhất, Sài Gòn và Tín Nghĩa, nhưng cũng có nhiều giao dịch diễn ra theo hình thức thỏa thuận tự nguyện giữa các bên như trường hợp của Habubank và SHB hay vụ sáp nhập của Công ty dịch vụ Tiết kiệm bưu điện vào NHTM CP Liên Việt. Bên cạnh việc tìm kiếm sự hiệu quả sau sáp nhập, các thương vụ này còn cho thấy các NHTM Việt Nam đang dần nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động M&A đối với chiến lược phát triển của ngân hàng mình.

Cuối cùng, việc bán và nắm giữa cổ phần của một số ngân hàng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính đã cho thấy các ngân hàng trong nước đang có kế hoạch phát triển thành Tập đoàn tài chính ngân hàng để có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng tăng cao và mở rộng mạng lưới của mình ra nước ngoài.Ngoài ra, những tin đồn về sáp nhập tự nguyện tuy không được xác nhận bởi các bên có liên quan, nhưng phần nào phản ánh sự chấp nhận và mong mỏi của thị trường theo hướng tích cực, trên nguyên tắc lợi ích của các bên (nhà nước, nhân dân, ngân hàng và cổ đông…) không bị mâu thuẫn một cách quá mức.

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w