UFJ Holding sáp nhập vào Tokyo Mitsubish

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.1.3.3. UFJ Holding sáp nhập vào Tokyo Mitsubish

Thực trạng hoạt động của các ngân hàng giai đoạn trước M&A

Hệ thống tài chính của Nhật Bản hoạt động ì ạch sau sự sụp đổ của bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán vào đầu những năm 1990. Các ngân hàng vẫn phải gánh chịu một khoản cho vay xấu chồng chất và nhu cầu vay mới của doanh nghiệp giảm đáng kể. Tổng nợ xấu của Tokyo Mitsubishi và UFJ Holding vào thời điểm trước sáp nhập ước tính là 5.300 tỷ yên, trong khi nợ xấu của hai ngân hàng hàng đầu khác là Sumitomo Mitsui và Mizuho lần lượt là 3.300 tỷ yên và 3.200 tỷ yên. Hơn nữa, trong thời gian đó, mặc dù hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng Nhật Bản đã có tiến bộ, nhưng các ngân hàng này vẫn không có lãi trong các thương vụ hợp tác với các ngân hàng đến từ Mỹ và châu Âu. Vì vậy, trong giai đoạn này, Nhật Bản cần có một hệ thống tàichính vững mạnh hơn để duy trì sự phục hồi nền kinh tế. Do đó, việc tiếp quản UFJ – ngân hàng hoạt động có lãi ít nhất trong bốn đại gia ngân hàng của Nhật Bản bởi Mitsubishi Tokyo – ngân hàng được đánh giá mạnh nhất là một dấu hiệu tích cực trong nỗ lực cải thiện hệ thống tài chính Nhật Bản.

Nhận xét

Điểm tích cực:Thương vụ sáp nhập này mang lại nhiều điểm sáng cho nền kinh tế Nhật Bản hơn so với các thương vụ M&A ngân hàng trước đó.

Đối với UFJ Holding, lợi ích mang lại từ thương vụ là sự bảo toàn được hoạt động kinh doanh, tránh nguy cơ phá sản khi mà ngân hàng này liên tục thua lỗ và không có khả năng đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ về việc cắt giảm một nửa tỷ lệ nợ xấu vào tháng 3/2005.

Đối với Mitsubishi Tokyo, trong khi đối tác chính của ngân hàng này là các tập đoàn công nghiệp lớn ở Tokyo và các công ty con của tập đoàn Mitsubishi thì việc mua được thành công UFJ đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ có cơ hội sở hữu một mạng lưới chi nhánh tinh thông trong việc phục vụ đối với các khách hàng cá nhân

và các công ty nhỏ, đặc biệt là ở miền Tây Nhật Bản. qua đó nhằm đa dạng hóa nguồn thu, nâng Mitsubishi Tokyo lên một vị thế tốt hơn so với các đối thủ còn lại như tập đoàn tài chính Mizuho và Sumitomo.

Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất trong thương vụ M&A ngân hàng lần này đó là đã làm thay đổi quan điểm về mục đích M&A của các nhà quản trị ngân hàng Nhật Bản. Trước kia, hầu hết các vụ sáp nhập chỉ đơn thuần được coi là động thái để bảo vệ, do các ngân hàng muốn tìm kiếm sự an toàn trong quy mô mà chưa chú ý về mặt giá trị. Do đó, các vụ sáp nhập này thực sự không hiệu quả, không những không góp phần cải thiện hệ thống tài chính trong nước mà còn làm tiêu tốn nhiều tiền hơn trước do họ phải đối phó với các chi nhánh thừa, quá nhiều nhân viên quản lý và các chiến lược cho vay trùng nhau dẫn đến các khoản cho vay không đạt hiệu quả về số lượng cũng như chất lượng.Sau vụ sáp nhập này, Nhật Bản chỉ còn 7 ngân hàng chủ chốt so với 21 ngân hàng trước đó, nhưng năng lực của các ngân hàng đã tăng lên đáng kể.Thương vụ sáp nhập Mitsubishi Tokyo-UFJ có thể sẽ tạo ra làn sóng sáp nhập các ngân hàng ở nước này, lan sang cả các ngân hàng nhỏ và yếu hơn nhiều của Nhật Bản, từ đó tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường.

Điểm hạn chế:Bên cạnh nhiều ưu điểm kể trên, thương vụ sáp nhập giữa Mitsubishi Tokyo và UFJ Holding còn gặp một số trở ngại trước khi tiến tới thành công. Đầu tiên là việc khởi kiện chống lại vụ sáp nhập của ngân hàng tín thác Sumitomo. Do vào thời điểm đó, ngân hàng này đang tiến hành đàm phán để mua lại mảng dịch vụ tín thác của UFJ và lo ngại vụ sáp nhập trên sẽ ảnh hưởng tới sự đàm phán của họ. Tiếp theo đó là khó khăn trong việc giải quyết sự khác biệt về cơ cấu và cách quản lý của mỗi ngân hàng, do Mitsubishi Tokyo có xu hướng truyền thống bảo thủ, trong khi UFJ thì ngược lại. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực giữa hai bên, sự xung đột này đã được giải quyết và đưa Mitsubishi Tokyo UFJ trở thành tập đoàn tài chính lớn nhất trên thế giới xét trên giá trị tổng tài sản.

Bên cạnh động cơ nâng cao năng lực hoạt động hướng tới mục tiêu phát triển ổn định trong giai đoạn khủng hoảng. Thương vụ sáp nhập hình thành nên tập đoàn Mitsubishi Tokyo UFJ còn cho thấy thái độ hợp tác cao giữa Chính phủ và các ngân hàng Nhật trong việc giải quyết khó khăn chung của nền kinh tế, cũng như liên kết các ngân hàng nội địa với nhau nhằm tăng cường khả năng cạnh tranhvới các ngân hàng nước ngoài. Thương vụ này cũng chứng minh được hoạt động M&A không chỉ giúp các NHTM đảm bảo sự an toàn trong hoạt động khi nền kinh tế khủng hoảng mà còn là một chiến lược hiệu quả trong kế hoạch tăng trưởng và mở rộng thị trưởng. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các ngân hàng khác trong hệ thống về hoạt động M&A.

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w