CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới 1.Đặc điểm hoạt động
2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động
Từ nội dung của phần trên, có thể thấy thực tế hoạt động M&A ngân hàng tại các nước trên thế giới được thúc đẩy bởi những động cơ chính sau:
Thứ nhất là tái cơ cấu lại hệ thống NHTM đang hoạt động không hiệu quả và chuẩn bị rơi vào tình trạng sụp đổ theo định hướng của Chính phủ và NHTW các nước.
Thứ hai là các ngân hàng thực hiện việc mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp nhằm tăng khả năng cạnh tranh, phân tán rủi ro và nâng cao lợi nhuận của mình.
Đối với hệ thống ngân hàng tại Mỹ và các nước Châu Âu, động cơ chính của các hoạt động M&A là yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh để tồn tại được trong môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt. Riêng ở châu Âu, một nguyên nhân khác dẫn tới sự sôi động của hoạt động M&A ngân hàng, mà đặc biệt là các giao dịch M&A xuyên biên giới chính là những hoạt động ngày càng tích cực hơn của EMU trong việc tạo ra một môi trường ngày càng gần gũi hơn về mặt kinh tế, pháp lý và văn hóa giữa các nước thuộc Liên minh Châu Âu.
Đối với các nước Châu Á, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hoạt động M&A ngân hàng là sự tác động của các cuộc khủng hoảng khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng và buộc phải thực hiện cải cách, cơ cấu lại để có thể phục hồi và phát triển. Tuy nền kinh tế khủng hoảng là một trong những tác nhân quan trọng, nhưng ý chí và sự nỗ lực của Chính phủ và các NHTM trong việc giải quyết vấn đề mới chính là động lực thực sự thúc đẩy hoạt động M&A diễn ra. Trong những năm gần đây, hoạt động M&A trong hệ thống ngân hàng các nước Châu Á còn được thúc đẩy bằng việc nâng cao năng lực hoạt động của các ngân hàng trong nước để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng lớn nước ngoài đang dần thâm nhập vào thị trường nội địa.