Một số thương vụ M&A ngân hàng điển hình trên thế giới 1.Bank of America mua lại Merrill Lynch

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.1.3. Một số thương vụ M&A ngân hàng điển hình trên thế giới 1.Bank of America mua lại Merrill Lynch

2.1.3.1. Bank of America mua lại Merrill Lynch

Thực trạng nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng giai đoạn trước M&A

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ tình trạng tín dụng bất động sản thứ cấp dưới chuẩn xảy ra. Hàng loạt các tổ chức tài chính trong đó có các tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời đứng trước nguy cơ phá sản khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng đói tín dụng và dẫn tới sự sụp đổ hàng loạt theo dây chuyền của các tổ chức, doanh nghiệp lớn khác.

Trong hoàn cảnh đó, Merrill Lynch đang là tổ chức tài chính tạo ra các trái phiếu có bảo đảm bằng các bất động sản thế chấp và bán trái phiếu này tới các nhà đầu tư trên thế giới. Nhưng Merrill Lynch và các ngân hàng khác trên phố Wall đã tạo ra quá nhiều các loại chứng khoán này so với nhu cầu của nhà đầu tư. Vì vậy, khi thị trường bất động sản sụt giá nghiêm trọng, Merrill Lynch đã phải đối mặt với việc ghi giảm giá trị tài sản của mình và nguy cơ phá sản càng tăng cao sau khi ngân hàng Lehman Brothers – một trong những tổ chức tài chính lớn tuyên bố chính thức phá sản.

Ngược lại với tình trạng của đa số tổ chức tài chính khác, Bank of America vẫn có khả năng chống chọi với cuộc khủng hoảng nhờ vào sự lành mạnh của các doanh nghiệp là khách hàng cốt lõi của mình. Trước đó, Bank of America đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Chính phủ trong việc tiếp quản lại Lehman Brothers nhưng không thành công do các nhà chức trách liên bang từ chối cung tiền của Chính phủ cho thương vụ này. Sau khi xem xét lại, các lãnh đạo của Bank of America đã nhận thấy ở Merrill Lynch có những điểm sáng về cấu trúc tài chính tốt hơn so với Lehman Brothers và đã quyết định thực hiện mua lại tổ chức này vào ngày 15/09/2008.

Nhận xét

Điểm tích cực:Sau thương vụ mua lại này, Bank of America dự kiến sẽ tiết kiệm được xấp xỉ 7 tỷ USD các chi phí trước thuế vào năm 2012 và bắt đầu có lợi nhuận

vào năm 2010. Cùng với các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, thẻ tín dụng và cho vay thế chấp hàng đầu nước Mỹ, việc tiếp quản Merrill Lynch còn đưa Bank of America trở thành tổ chức môi giới bán lẻ và quản lý tài sản lớn nhất thế giới với hơn 20,000 chuyên viên tư vấn cùng giá trị tài sản ước tính 2,500 tỷ USD.

Ngoài cơ hội mua được mục tiêu với giá tương đối rẻ (Bank of America đã trả 29 USD cho mỗi cổ phần của Merrill Lynch với giá đóng cửa trên thị trường là 17.05 USD vào thời gian trước khi ký kết hợp đồng). Đối với nền kinh tế, việc tiếp quản Merrill Lynch còn cho thấy động thái tích cực của Bank of America trong việc hạn chế những hao tổn ngoài ý muốn cho chính mình và góp phần giải thoát nền kinh tế Mỹ khỏi cuộc khủng hoảng.

Điểm hạn chế:Bên cạnh những lợi ích tiềm năng, trong thương vụ mua lại này còn tồn tại một vài những nguy hiểm tiềm tàng. Trước hết là tình trạng bất ổn của nền kinh tế Mỹ hiện tại. Điều đó chứng tỏ, sau khi thực hiện việc mua lại, Bank of America sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc giải quyết các vấn đề của Merrill cũng như những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới bản thân mình. Tiếp đến, việc bán các chứng khoán độc hại, rủi ro cao ra thị trường của Merrill Lynch có thể sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh và hoạt động kinh doanh của Bank of America. Cuối cùng, do tập quán kinh doanh khác nhau, Merrill Lynch luôn kinh doanh trên mức độ rủi ro cao, trong khi Bank of America chỉ tập trung vào thị trường ngân hàng bán lẻ truyền thống ổn định sẽ gây khó khăn trong việc hòa hợp nhân sự giữa hai ngân hàng.

Bài học rút ra từ thương vụ

Bank of America vẫn có thể đứng ra tiếp quản Merrill Lynch trong điều kiện nền kinh tế diễn ra nhiều biến động chứng tỏ ngân hàng có những chiến lược đúng đắn trong việc tạo lập và sử dụng nguồn vốn cho hoạt động M&A của mình. Trước đó, Bank of America cũng đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại ngân hàng thành công như vụ mua lại Countrywide Financial – công ty cho thuê tài chính từng nắm giữ 20% thị trường cho vay bất động sản Mỹ vào tháng 1/2008...Ngân hàng này tham gia đầu tư rất ít vào thị trường chứng khoán, một thị trường chịu nhiều rủi ro cao trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng, thay vào đó, ngân hàng tập trung vào

việc kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ đơn thuần nhưng vẫn duy trì được nguồn lợi nhuận cao và sử dụng nguồn tiền mặt đó để mua lại các ngân hàng khác khi nắm bắt được cơ hội.

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w