Cơ hội và thách thức đối với hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 64 - 67)

NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tớ

trong thời gian tới

3.1.2.1. Cơ hội

Thứ nhất, thị trường ngân hàng Việt Nam còn tồn tại quá nhiều ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô vốn nhỏ, chưa có ngân hàng nào sở hữu 1 tỷ USD vốn điều lệ. Tính đến hết ngày 31/12/2011, tại Việt Nam có 5 NHTM nhà nước, 35 NHTMCP, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh cùng các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức tín dụng hợp tác và chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài khác. Các đơn vị này đều có chức năng cho vay, là chức năng chính của ngân hàng, một con số quá lớn cho một thị trường như Việt Nam. Nếu xét về tiềm lực vốn thì chỉ có thể điểm qua 8/40 ngân hàng TMCP

có vốn điều lệ trên dưới 10.000 tỷ đồng bao gồm: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, ACB, Eximbank, Sacombank và SCB (hình thành qua hình thức hợp nhất của ba ngân hàng: SCB, Đệ Nhất và Tín Nghĩa). Trong số 8 ngân hàng này thì có đến một nửa các ngân hàng xuất thân từ ngân hàng quốc doanh 100% vốn nhà nước. Các ngân hàng còn lại, đa phần đều có quy mô nhỏ lẻ, mới được thành lập theo phong trào mở ngân hàng 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ của các quốc gia trong khu vực châu Á đều có quy mô vốn tối thiểu từ 3 – 5 tỷ USD. Ngoại trừ một số NHTM nhà nước, một số NHTM cổ phần đã niêm yết có vốn và mô hình tổ chức và hoạt động có khả năng phát triển và cạnh tranh thì phần lớn các NHTM cổ phần Việt Nam đang trong tình trạng vốn thấp, quy mô tài sản của ngân hàng cũng còn rất nhỏ, dịch vụ sản phẩm ngân hàng nghèo nàn, chủ yếu chỉ thực hiện nghiệp vụ truyền thống là nghiệp vụ tín dụng, năng lực cạnh tranh kém. Đứng trên góc độ quản lý vĩ mô, nếu tiếp tục duy trì hoạt động của các ngân hàng với quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, mô hình tổ chức và hoạt động yếu kém là tiềm ẩn nguy cơ cho nền kinh tế và sự tăng trưởng các ngành khác và có thể có những tác động xấu, tác động dây chuyền ảnh hưởng đến cả hệ thống khi những ngân hàng này hoạt động kém và mất khả năng thanh khoản; ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của công chúng, nhà đầu tư... đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện vững chắc cho nền kinh tế phát triển, không thể thiếu vai trò của một hệ thống ngân hàng vững mạnh, đặc biệt trước tình hình cạnh tranh hội nhập hiện nay.

Cụ thể hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu của NHNN về quy mô vốn, mỗi NHTM Việt Nam phải có tối thiểu là 3.000 tỷ vốn pháp định vào năm 2010. Nhưng thực tế cho thấy, đã có không ít ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có mô hình tổ chức và năng lực quản trị hạn chế rất khó khăn trong việc thực hiện được yêu cầu này đúng tiến độ. Vì vậy để tiếp tục tồn tại và phát triển, các tổ chức tín dụng buộc phải tìm kiếm các giải pháp, một trong những giải pháp có thể thực hiện là các ngân hàng tự tìm đến với nhau. Thị trường chắc chắn hình thành xu thếliên kết tăng sức mạnh, theo đó các ngân hàng nhỏ, yếu phải tìm đến những ngân hàng lớn hơn để hợp tác cùng có lợi hoặc sự tăng cường năng lực của các ngân hàng sẽ thể hiện ở các ngân hàng nhỏ tự tìm đến nhau theo xu hướng sáp nhập, tham gia cổ phần, mua bán lại.

Thứ hai, từ ngày 1/1/2011, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng quốc gia theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Do đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải bình đẳng như các NHTM trong nước trong việc áp dụng các giới hạn về cấp tín dụng và bảo lãnh. Thêm vào đó, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng mà không còn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh. Những nguyên nhân này sẽ làm thị trường ngân hàng nóng lên từng ngày, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài sẽ ngày càng gay gắt.

Thứ ba, trong thời gian qua, NHNN đã có những động thái tích cực để cải thiện tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng, tăng tính minh bạch trên thị trường tài chính. Cụ thể trong năm 2010, NHNN đã đưa ra lộ trình tăng vốn của các NHTM phải đạt mốc 3000 tỷ đồng vào cuối năm 2010, và đã gia hạn thêm một năm vào cuối 2011, đồng thời, để hỗ trợ tốt hơn cho các ngân hàng hoàn thành đúng tiến độ, NHNN đã ban hành Thông tư 04 quy đinh về hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng. Đầu năm 2012, NHNN đã công bố Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Điểm đáng chú ý trong chính sách tiền tệ năm 2012 đó là việc phân chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho bốn nhóm ngân hàng. Trong đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của nhóm 1 tối đa là 17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng.

Hình 3.1: Lộ trình tăng vốn điều lệ dự kiến đối với các NHTM của NHNN

Cuối cùng,thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác một cách triệt để. Ranh giới giữa các khu vực dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng trên thị trường tài chính ngày càng được xóa nhòa. Thay vì chỉ tập trung vào khối ngân hàng như trước đây, người dân có thể tìm đến các công ty bảo hiểm để gửi tiền hay sử dụng tiền để đầu tư trên thị trường chứng khoán. Điều đó cũng gây áp lực phải nâng cao năng lực của mỗi ngân hàng để không những cạnh tranh với ngân hàng trong và ngoài nước mà còn cạnh tranh với khối các công ty ngoài ngành nhưng lại có loại hình dịch vụ tương tự ngân hàng.

Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO với những chính sách mở cửa nền kinh tế và dần gỡ bỏ những rào cản trong hoạt động ngân hàng đối với nhà đầu tư nước ngoài khiến cho nhiều nhà đầu tư đánh giá cao cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Một trong những lý do chính mà hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu do sự thâm nhập của dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam còn ở mức thấp và số lượng lớn các định chế tài chính nhỏ có thể mong muốn nhận vốn đầu tư mới từ các cổ đông chiến lược nước ngoài. Với quy mô vốn hiện tại còn nhỏ, khoản đầu tư vào các định chế này được coi là tương đối nhỏ so với tiềm lực của các ngân hàng nước ngoài. Trong điều kiện thị trường còn mới lạ, việc thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua một ngân hàng nội địa là một chiến lược ưu tiên đối với các định chế tài chính nước ngoài để chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơn.

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 64 - 67)