Đặc điểm hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.1.2.2. Đặc điểm hành lang pháp lý

Ở các nước có hệ thống tài chính phát triển, hoạt động M&A ngân hàng được điều chỉnh chặt chẽ bởi nhiều đạo luật khác nhau. Ở Mỹ, về cơ bản có hai hệ thống quy định điều chỉnh chung hoạt động sáp nhập ngân hàng, đó là các phán quyết của toàn án kinh tế và các đạo luật được thông qua trên cơ sở những quy định đặc thù của ngành ngân hàng. Ví dụ như đạo luật chống độc quyền Sherman năm 1990 cấm các hoạt động sáp nhập nếu như chúng dẫn đến độc quyền hay hạn chế cạnh tranh trong bất cứ ngành công nghiệp nào. Ngoài ra, đạo luật sáp nhập ngân hàng – Bank Merger Act năm 1960 đòi hỏi mỗi ngân hàng tham gia sáp nhập phải được phê chuẩn từ các cơ quan điều hành liên bang trước khi tiến hành sáp nhập. Với các ngân hàng trong nước, việc sáp nhập phải được Cục quản lý tiền tệ thông qua. Với các ngân hàng được bảo hiểm và là thành viên của Cục dự trữ liên bang (FED), việc sáp nhập đòi hỏi phải có sự thông qua của FED. Với các ngân hàng được bảo hiểm

nhưng không là thành viên của FED thì cần phải có sự thông qua của Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC).

Bên cạnh đó, yếu tốảnh hưởng cạnh tranh (competive effects)cũng được những nhà quản lý của các nước đặt lên hàng đầu trong mỗi thương vụ M&A ngân hàng. Điều này có nghĩa là các cơ quan quản lý phải dự đoán được những tác động có thể xảy ra của một vụ M&A ngân hàng đối với giá cả và sự cung cấp các dịch vụ ngân hàng trong thị trường địa phương cũng như dự đoán được những tác động ảnh hưởng tới mức độ tập trung tiền gửi và tài sản trong các tổ chức ngân hàng lớn nhất. Vì vậy, các điều luật về hoạt động M&A ngân hàng hiện hành trên thế giới về cơ bản đều căn cứ trên ba tiêu chuẩn chính là:

 Ảnh hưởng của hoạt động M&A tới tính hợp lý của hệ thống sản phẩm dịch vụ do các ngân hàng cung cấp

 Tính thích hợp đối với thị trường địa phương

 Cấu trúc thị trường địa phương (được đo bằng mức độ tập trung các ngân hàng)

Trong các yếu tố trên, yếu tố cuối cùng được xem là quan trọng nhất để các cơ quan quản lý quyết định xem hoạt động M&A sẽ gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới trạng thái cạnh tranh của thị trường. Đối với thị trường có mức độ tập trung các ngân hàng cao, các thương vụ M&A sẽ ít có cơ hội được sự phê chuẩn của các cơ quan quản lý trừ khi các ngân hàng tham gia đồng ý từ bỏ một số ngân hàng trực thuộc chi nhánh của mình. Ngược lại, đối với các thị trường nơi mức độ tập trung đang giảm sút hay không đáng kể thì khả năng thương vụ được phê duyệt sẽ cao hơn.

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng được các nhà quản lý tính tới nhằm nâng cao mức độ linh động của các đạo luật và đảm bảo mang lại phúc lợi cho xã hội, bao gồm lịch sử phát triển, điều kiện của các ngân hàng, mức độ hợp lý về nguồn vốn, triển vọng thu nhập, trình độ quản lý, sự thuận tiện và nhu cầu phục vụ của công chúng. Các lợi ích được tính tới còn bao gồm khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến những nơi trước đó còn thiếu hay chưa thuận tiện, hay việc sáp nhập sẽ góp phần giải cứu một ngân hàng khỏi sự phá sản…

Các cơ quan giám sát có quyền phê chuẩn một thương vụ M&A ngân hàng thường chấp nhận thương vụ đó nếu như nó góp phần nâng cao sức mạnh tài chính của các tổ chức có liên quan. Nhưng nhìn chung các cơ quan quản lý ở các nước đều đánh giá cao yêu cầu nâng cao kỹ năng quản trị và tăng cường vốn chủ sở hữu của mỗi ngân hàng. Các cơ quan quản lý này cũng hướng tới sự phân định giữa những giao dịch M&A không được luật pháp ủng hộ (thường là những giao dịch kéo theo những cuộc chiến pháp lý) và những giao dịch hợp lý có thể được tiến hành thuận lợi.

Cuối cùng, để giảm thiếu những vấn đề không chắc chắn về mặt pháp lý, các nhà lập pháp của các nước phát triển đã phát hành những hướng dẫn chính thức về quá trình xin sáp nhập của các ngân hàng. Những hướng dẫn này thường có tính chặt chẽ cao và được cập nhật liên tục tương ứng với xu hướng phát triển, thay đổi và nhu cầu của ngành ngân hàng. Ở Mỹ, mỗi đơn yêu cầu M&A phải được xem xét bởi các chuyên gia kinh tế và luật sư của các cơ quan quản lý ngân hàng liên bang để tính toán những tác động tiềm năng tới mức độ cạnh tranh của vụ sáp nhập và Phòng giám sát để đánh giá những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với tình hình tài chính và triển vọng tương lai của các ngân hàng có liên quan.

Ngoài việc quy định những trình tự và thủ tục M&A nhằm kiểm soát mọi rủi ro trong giao dịch, nhìn chung, nội dung chính trong hành lang pháp lý của các nước đều hướng tới việc quản lý chặt chẽ mức độ cạnh tranh của các ngân hàng sau M&A. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất mà một giao dịch M&A tác động tới thị trường. Hệ thống luật pháp của các nước cũng thực hiện việc phân chia quyền phê chuẩn tới các cơ quan khác nhau để tạo sự chính xác và khách quan hơn trong việc ra quyết định đối với một giao dịch M&A.

Một phần của tài liệu M&A ngân hàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w