CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.2.1.3. Giai đoạn từ 2008 trở về sau
Theo báo cáo thường niên của PwC, số thương vụ M&A năm 2009 so với năm 2008 tăng 133%, từ 167 lên 295 thương vụ. Đóng góp đáng kể trong đó là các thương vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp. Ngành tài chính ngân hàng có sự sụt giảm đáng kể về thứ bậc. Nếu như năm 2008 đứng đầu về số lượng giao dịch được công bố thì năm 2009, ngành ngân hàng chỉ xếp thứ ba (sau ngành công nghiệp và năng
lượng). Trong tổng số giao dịch được công bố, ngành tài chính ngân hàng chỉ chiếm 12% năm 2009, trong khi năm 2008 là 22%. Giao dịch đáng chú ý nhất trong hoạt động M&A ngân hàng đó là Oceanbank đã chọn Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) làm cổ đông chiến lược, qua đó PVN sẽ nắm giữ tỷ lệ 20% cổ phần tại Ocenbank. Trong năm 2009 cũng diễn ra các giao dịch M&A của các ngân hàng nước ngoài, đa số đều là nâng tỷ lệ sở hữu của họ đối với các ngân hàng trong nước. Đó là ngân hàng BNP Paribas nâng tỷ lệ cổ phần tại OCB lên 15% và MayBank tăng tỷ lệ sở hữu tại Abbank lên 20%.
Hình 2.3: Số lượng các giao dịch M&A trong lĩnh vực tài chính qua các năm
(Nguồn: PwC – Báo cáo M&A Việt Nam 2008 – 2009)
Có nhiều khó khăn trong hoạt động nhưng năm 2010 tiếp tục ghi nhận sự phát triển mạnh về quy mô của các ngân hàng. Tổng tài sản có của hệ thống tăng tới 28%. Hầu hết các thành viên đều tăng cường mở rộng mạng lưới, đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ. Khoảng cách quy mô giữa nhóm ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu với khối quốc doanh đã được rút ngắn, đi cùng với đó là sự dịch chuyển thị phần đáng chú ý.Bên cạnh đó, năm 2010 đánh dấu sự hiện diện và hoạt động một cách toàn diện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài với sự mở rộng mạng lưới, sản phẩm dịch vụ một cách nhanh chóng. Vào thời điểm cuối năm, thị
trường đón nhận loạt thông tin các ngân hàng ngoại tăng mạnh vốn được cấp. Sức cạnh tranh từ khối này chính thức bước vào giai đoạn mới.Trong năm 2010, hoạt động M&A trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Việt Nam đạt tổng giá trị 69 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với con số 211 triệu USD của năm 2009. Diễn biến thị trường cho thấy, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với những thách thức mang tính sống còn, buộc phải tái cấu trúc để tồn tại.
Trong nửa đầu năm 2011, tình hình ngành ngân hàng có nhiều biến động tiêu cực, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trầm trọng. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng qua các tháng, lãi suất liên ngân hàng đỉnh điểm, thị trường bất động sản đóng băng đã phát sinh cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, thậm chí, nhiều ngân hàng đã cố tình vượt trần lãi suất để huy động nguồn tiền gửi với chi phí cao chỉ nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.
Hình 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng trong năm 2011 so với 2010
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng)
Số lượng các giao dịch M&A ngân hàng trong thời gian này không nhiều, nhưng mỗi giao dịch đều mang lại những điểm nhấn nhất định cho thị trường. Cụ thể, tháng 1, Công ty Tài chính quốc tế (IFC) đã ký kết hợp đồng mua lại 10% cổ phần của Vietinbank và NHTM CP An Bình (ABB) bán 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho Công ty tài chính quốc tế (IFC) và Maybank. Trong tháng 2, Chính
phủ đồng ý cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào NHTM CP Liên Việt thông qua hình thức sáp nhập Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện vào ngân hàng này.
Nửa cuối năm 2011 nổi bật lên là sự kiện NHNN chấp thuận việc hợp nhất của ba ngân hàng bao gồm: Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn với sự giám sát và hỗ trợ vốn của BIDV. Các ngân hàng này đều gặp khó khăn về thanh khoản trong thời gian gần đây do dùng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, các ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời và phải yêu cầu NHNN hỗ trợ thanh khoản. Vì vậy, với sự đề nghị của NHNN, ba ngân hàng đã đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn. Đây cũng là thương vụ hợp nhất đầu tiên kể từ khi NHNN công bố chủ trương cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng vào tháng 10. Bên cạnh đó, thời gian này thị trường ngân hàng Việt Nam còn chứng kiến thương vụ Vietcombank bán 15% cổ phần cho ngân hàng Mizuho trị giá hơn 567 triệu USD vào tháng 9. Đây là đối tác nước ngoài đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của Vietcombank.
Trong những tháng đầu năm 2012, tình hình lãi suất có chiều hướng giảm so với năm 2011, cùng với đó là những động thái tích cực của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát, bình ổn lãi suất và gỡ bỏ dần nút thắt vốn của thị trường liên ngân hàng. Hoạt động M&A trong giai đoạn này có khuynh hướng tiến triển mạnh, biểu hiện qua việc hoạt động M&A luôn là vấn đề sôi nổi trong đại hội cổ đông của các ngân hàng. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng đã diễn ra các giao dịch M&A mà trước đó chỉ tồn tại dưới dạng là những tin đồn về việc thâu tóm, sáp nhập ngân hàng. Điển hình là việc thâu tóm Sacombank của Eximbank dựa vào sự ủy quyền của các cổ đông nắm giữ cổ phần chi phối và việc Habubank sáp nhập vào SHB.Trong thời gian tới, dự báo sẽ còn diễn ra nhiều thương vụ M&A giữa các ngân hàng khi NHNN công bố hoàn toàn các ngân hàng nhóm IV.