CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.2.2.1. Thị trường M&A trong lĩnh vực tàichính ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn yếu kém
vẫn còn yếu kém
Hoạt động M&A trên thế giới đã trải qua hơn hai thế kỷ, trong khi đó, Việt Nam mới chỉ biết đến M&A trong vòng 10 năm trở lại đây và còn ít hơn đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hoạt động M&A ra đời muộn màng đã làm cho đặc điểm của thị trường M&A Việt Nam có nhiều phần khác biệt so với thế giới.
Thứ nhất, thị trường M&A ngân hàng tại Việt Nam còn non trẻ. Mặc dù vậy, thị trường M&A ngân hàng tại Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng cho các tổ chức ngân hàng đa quốc gia cân nhắc tới trong chiến lược mở rộng thị trường của mình.
Thứ hai, ở Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức nào thực sự đóng vai trò là người tạo lập thị trường hay là quản lý thị trường M&A ngân hàng đầy tiềm năng này. Trong khi đó, hoạt động M&A của các ngân hàng lớn trên thế giới được thực hiện thông qua những nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp cao và nội dung thương thảo thương vụ M&A mang tính tuyệt mật cho đến phút cuối cùng bởi những thông tin này có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và giá trị cổ phiếu của các ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến thất bại của thương vụ. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, hệ thống tài chính của Việt Nam đang thiếu các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực M&A, hay cụ thể hơn là thiếu các ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs, Morgan Stanley hay JPMorgan Chase trên thế giới.
Thứ ba, nguồn nhân lực tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động M&A trong ngành ngân hàng vẫn còn đang thiếu thốn. Thị trường M&A Việt Nam mới chỉ hoạt động sôi nổi được 7 năm, từ năm 2005, vì vậy, những nhân viên trong lĩnh vực này còn non nớt về kinh nghiệm, hơn nữa, Việt Nam chưa có một chương trình đào tạo hay cung cấp kiến thức bài bản cho lĩnh vực này, đa phần đều là tự phát. Ngoài các
yếu tố trên, hệ thống thông tin chưa minh bạch, công khai và kịp thời cũng là vấn đề gây khó dễ cho các bên khi thực hiện chiến lược M&A.