CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.2.1.1. Giai đoạn từ 1997 đến
Các giao dịch M&A ngân hàng trong giai đoạn này diễn ra với giá trị nhỏvà thường mang tính bắt buộc từ NHNN nhằm giải quyết các ngân hàng có vấn đề, đảm bảo hoạt động của hệ thống. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào đóng vai trò điều chỉnh hoạt động M&A. Vì vậy, phần lớn các giao dịch diễn ra đều là những giao dịch nhỏ lẻ, mang tính chất nội bộ, mà điển hình là các thương vụ sáp nhập giữa các NHTM CP nông thôn với nhau để mở rộng mạng lưới hoạt động ra các tỉnh thành. Nổi bật trên thị trường M&A giai đoạn này là NHTMCP Phương Nam, ngân hàng này đã mở đầu cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam qua thương vụ sáp nhập với NHTMCP nông thôn Đồng Tháp. Những năm tiếp theo, ngân hàng này đã tiến hành mở rộng hoạt động thông qua việc thực hiện hàng loạt các giao dịch M&A.
Bảng 2.2: Một số thương vụ M&A ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 1997 – 2005
Năm Bên mua Bên bán
1997 NHTM CP Phương Nam NHTM CP nông thôn Đồng Tháp
1999 NHTM CP Phương Nam NHTM CP Đại Nam
2001 NHTM CP Phương Nam NHTM CP Châu Phú
NHTM CP Đông Á (EAB) NHTM CP nông thôn Tứ Giác Long Xuyên (An Giang) 2002 NHTM CP Phương Nam Quỹ tín dụng nhân dân Định
Công Thanh Trì (Hà Nội) NHTM CP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank)
NHTMCP Thạnh Thắng (Cần Thơ)
2003 NHTM CP Phương Nam NHTMCP nông thôn Cái Sắn (Cần Thơ)
NHTMCP Phương Đông (OCB) NHTMCP nông thôn Tây Đô Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) NHTMCP Nam Đô
Công ty tài chính Sài Gòn NHTMCP Đà Nẵng
2004 NHTM CP Đông Á NHTMCP nông thôn Tân Hiệp
(Kiên Giang)
Nguồn: Tổng hợp từ website của các ngân hàng