Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không

Một phần của tài liệu phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (Trang 71 - 76)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

4.3.3.1Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không

không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Hồng theo phương pháp thống kê mô tả

Qua cuộc khảo sát ta thấy có nhiều yếu tố của khách hàng ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vu thanh toán không dùng tiền mặt.

- Thu nhập: thu nhập con người cao lên, những nhu cầu của họ cũng

ngày càng phát triển, đòi hỏi một sự thỏa dụng cao hơn, nhanh chóng hơn, an toàn hơn. Việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng rất tốt nhu cầu này. Hơn nữa, ngân hàng cung cấp rất nhiều hình thức sử dụng dịch vụ phù hợp cho khách hàng có nhiều mức thu nhập khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Bảng 4.20: Thống kê mức độ sử dụng dịch vụ theo thu nhập của khách hàng

Chỉ tiêu Số lượng chọn Tỷ lệ (%) Dưới 3 triệu 9 26,5 Từ 3 đến 5 triệu 17 50,0 Từ 5 đến 7 triệu 2 5,9 Trên 7 triệu 6 17,6 Tổng cộng 34 100,0

Qua bảng số liệu ta thấy đa số khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dung tiền mặt có thu nhập từ 3 đến 5 triệu/ tháng chiếm gần 50%. Đây là một lợi thế của ngân hàng vì những khách hàng này phần lớn là sinh viên và công nhân viên. Vì đây là lự lượng thường xuyên sử dụng dịch vụ xuyên suốt trong quá trình làm việc và học tập.

- Nghề nghiệp: nghề nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc

sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Ta thấy công chức, viên chức (những cán bộ làm việc trong cơ quan hoặc các công ty Nhà nước) là đối tượng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhiều nhất chiếm 50% và đặc biệt là dịch vụ thẻ ATM. Đây là nhóm khách hàng có thu nhập cao và ổn định. Đa số được các cơ quan và công ty Nhà nước trả lương theo hệ thống ATM nên họ là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ ATM nhiều nhất. Kế đến là đối tượng nông dân chiếm 26,5%, những người có nhu cầu vay vốn của ngân hàng do đó họ rất cần sử dụng dịch vụ bảo an tín dụng của ngân hàng.

Bảng 4.21: Mức độ sử dụng dịch vụ theo nghề nghiệp

Chỉ tiêu Số lượng chọn Tỷ lệ (%)

Học sinh, sinh viên 4 11,8 Công nhân, viên chức 2 5,9 Công chức, viên chức 17 50,0 Tự kinh doanh, buôn bán nhỏ 2 5,9 Nội trợ 0 0,0 Nông dân 9 26,5 Tổng cộng 34 100,0

- Độ tuổi: Độ tuổi khác nhau thì nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng khác

nhau. Nhìn chung nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện Tân Hồng chưa đồng bộ.

Bảng 4.22: Mức độ sử dụng dịch vụ theo độ tuổi Chỉ tiêu Số lượng chọn Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 20 58,8 Từ 30 đến 40 tuổi 7 20,6 Từ 40 đến 50 tuổi 3 8,8 Trên 50 tuổi 4 11,8 Tổng cộng 34 100,0

Dựa vào bảng số liệu ta thấy độ tuổi dưới 30 tuổi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cao nhất chiếm 58,8% trong tổng số. Nguyên nhân là do đa số những khách hàng lớn tuổi họ có thói quen sử dụng tiền mặt.

- Trình độ: Bảng 4.23: Mức độ sử dụng dịch vụ theo trình độ Chỉ tiêu Số lượng chọn Tỷ lệ (%) Tiểu học 0 0,0 Trung học cơ sở 6 17,6 Trung học phổ thông 3 8,8 Trung cấp 3 8,8 Cao đẳng 4 11,8 Đại học 18 52,9 Khác 0 0,0 Tổng cộng 34 100,0

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng có trình độ Đại học chiếm đến 52,9%. Có được kết quả này là do những khách hàng có trình độ cao thường họ hiểu biết nhiều nên họ sớm biết đến dịch vụ và tiện ích của chúng. Từ đó họ lựa chọn sử dụng dịch vụ để đáp ứng cho nhu cầu của mình.

4.3.3.2 Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán

không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Hồng theo mô hình hồi quy probit

Đề tài này sẽ ứng dụng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Tân Hồng. Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là việc khách hàng có sử dụng hay không, việc này được giải thích như sau:

Nhu cầu sử dụng = 1 nếu khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Tân Hồng.

= 0 nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Tân Hồng.

Ta có mô hình hồi qui :

Y=0 + 1x1 + 2x2 + 3x3 + 4x4 + 5x5 + 6x6 + 

x2 : Nghề nghiệp (1: Học sinh/ sinh viên, 2: Công nhân/ nhân viên, 3: Công chức/ viên chức, 4: Tự kinh doanh/ buôn bán nhỏ, 5: Nội trợ/ nghĩ hưu, 6: Nông dân)

x3: Trình độ: (1: Tiểu học, 2: Trung học cơ sở, 3 : Trung học phổ thông, 4 : Trung cấp, 5 : Cao dẳng, 6 : Đại học, 7 : Khác)

x4: Có người quen làm việc trong ngân hàng (1 : Người thân, 2 : Bạn bè, 3 : Không có)

x5 : Thu nhập (1 : Dưới 3 triệu, 2 : Từ 3 đến 5 triệu, 3 : Từ 5 đến 7 triệu, 4 : Trên 7 triệu)

x6 : Đánh giá của khách hàng về tốc độ đáp ứng giao dịch của ngân hàng x7 : Tuổi

Qua kiểm định tương quan, mối tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0,5 nên ta có thể sử dụng những biến trên để chạy mô hình probit. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta có kết quả chạy mô hình probit như sau:

Giá trị log của hàm gần đúng = -21.062791 Tổng số mẫu của mô hình là 50 mẫu = 50 Giá trị kiểm định chi bình phương = 20.56

Xác xuất mô hình = 0.0045: chỉ số này rất tốt khi nó càng tiến gần về 0 Độ tin cậy của mô hình = 32,80%.

Phần trăm dự báo đúng mô hình = 85,0%

Biến Hệ số góc Giá trị P Gioitinh 0,3414 0,556 Nghenghiep 0,612 0,016 Trinhdo 0,879 0,002 Nguoithan 0,387 0,317 Thunhap -0,178 0,942 Dapung -1,955 0,025 tuoi -0,013 0,595

Ta có mô hình: Y= -4,185395 + 0,3414402x1 + 0,6120456x2 + 0,8788759x3 + 0,3871141x4 – 0,0177503x5 – 0,1955067x6 - 0,0132575

Nhìn vào bảng kết quả chạy mô hình probit ta thấy chỉ số P (nghề nghiệp) = 0,016 < 0,1; P (trình độ) = 0,002 < 0,1; P (đánh giá có hay không của khách hàng về tốc độ đáp ứng kịp thời của ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng) = 0,002 < 0,1. Điều này cho ta thấy biến nghề nghiệp, trình độ và đánh giá của khách hàng về tốc độ đáp ứng giao dịch của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Tân Hồng. Cụ thể như sau:

+ Nghề nghiệp: biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng sử

dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, khi nghề nghiệp = 1 là học sinh/ sinh viên và các biến khác không thay đổi. Nếu nghề nghiệp của khách hàng thay đổi thì khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thay đổi là 61,20%.

+ Trình độ: biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng sử dụng

dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng và tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Khi trình độ = 1 là tiểu học và các biến khác không thay đổi. Nếu trình độ khách hàng thay đổi thì khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng sẽ thay đổi là 87,89%, một khả năng thay đổi rất cao.

+ Đánh giá của khách hàng: biến này có ý nghĩa thống kê tác động đến

khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. Đánh giá có hay không của khách hàng về tốc độ đáp ứng kịp thời của ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng = 1 là có và các biến khác không thay đổi. Nếu đánh giá của khách hàng thay đổi (tức = 0) thì khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng sẽ thay đổi là 195,5%

+ Giới tính, thu nhập, quen biết với người làm trong ngân hàng:

những biến này không có ý nghĩa thống kê. Sự không có ý nghĩa này nói lên rằng những biến này không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng.

Nhìn chung qua kết quả chạy mô hình hồi qui probit chỉ có 3 biến nghề nghiệp, trình độ và đánh giá của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Hồng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (Trang 71 - 76)