PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (Trang 28)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ báo cáo tổng kết hoạt động sản phẩm dịch vụ từ năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, được cung cấp bởi phòng Kế toán ngân quỹ của NHNo&PTNN chi nhánh huyện Tân Hồng.

2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng có giao dịch tại ngân hàng.

* Cỡ mẫu:

Đề tài sử dụng công thức sau tính cỡ mẫu (Nguyễn Trương Nam 2012) N= z2 x p(1- p)/ e2

Trong đó: N: cỡ mẫu.

p(1- p): độ biến động của dữ liệu. e: sai số cho phép 15%.

p : tỷ lệ xuất hiện các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu chọn mẫu (0< p< 1), giả sử trường hợp bất lợi nhất khi độ biến động dữ lệu ở mức tối đa, tức p= 0,5.

z : giá trị bến thiên thuần, độ tin cậy 85%, z=1,96. Từ các giá trị có được, ta có :

N= (1.96)2 x (0.25)/ (0.15)2= 43

Vậy cỡ mẫu lớn hơn hoặc bằng 43 sẽ đủ tính suy rộng cho cả tổng thể, do đó đề tài sử dụng cỡ mẫu 50 mẫu là phù hợp.

2.2.1.3 Mô hình nghiên cứu

Mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Hồng. Ta có mô hình probit tổng quát sau:

i ij k j j i x u y    1 *  

Trong đó: yi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả yi được khai báo như sau:

Yi: biến phụ thuộc đây là một biến giả. Nó có giá trị là 1 nếu khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, là 0 nếu khách hàng không việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng.

Xij là các biến độc lập đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng có việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: nghề nghiệp, có quen biết với nhân viên ngân hàng của khách hàng, giới tính, thu nhập và trình độ của khách hàng,…

2.2.2 Phương pháp xử lí số liệu

- Mục tiêu 1: So sánh các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. So sánh tuyệt đối nhằm đánh giá được mức

= 1 nếu yi* > 0

=0 trường hợp khác yi*

độ thay đổi qua các năm; so sánh số tương đối giúp đánh giá được sự thay đổi về tỉ trọng của từng loại hình dịch vụ trong tổng thể các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như tốc độ tăng trưởng (hay suy giảm) của chúng qua ba năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

- Mục tiêu 2: Sử dụng phần mềm stata11 để thống kê mô tả và chạy mô hình hồi quy probit để phân tích số liệu sơ cấp thu thập được nhằm khảo sát tình hình phát triển thực tế của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giao dịch không dùng tiền mặt tại ngân hàng.

- Mục tiêu 3, 4: Sử dụng biện pháp suy luận đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và phát triển các sản phẩm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng.

.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN TÂN HỒNG

Tân Hồng là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc có đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia, phía Tây giáp với huyện Hồng Ngự, phía Nam giáp với huyện Tam Nông và phía Đông giáp với tỉnh bạn Long An. Với diện tích đất là 29.153 km2, trong đó đất nông nghiệp 24.718 km2 chiếm 85% trong tổng số đất tự nhiên của huyện. Hệ thống thủy lợi bao gồm các sông ngòi, kênh rạch được lưu thông với dòng sông Tiền và các sông ngòi đi qua tỉnh Long An, Tiền Giang… khá thuận lợi trong việc trao đổi, buôn bán hàng hóa với các tỉnh trong khu vực. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý của huyện nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, nên hàng năn phải chịu ảnh hưởng rất sớm của mùa lũ, đã gây thiệt hại không nhỏ đến cơ sở hạ tầng, đường xá, nhà cửa của người dân và mùa vụ trong sản xuất nông; trong những tháng mùa lũ người dân sống chủ yếu bằng chài lưới và đánh bắt thủy sản.

Dân số của huyện là 17.643 hộ với 79.321 người, chủ yếu là người Kinh và Khơme, mật độ dân số 272 người/km, phần đông dân số ở vùng nông thôn (chiếm 87%), dân số trong độ tuổi lao động là 47.592 người. Toàn huyện có 08 xã và 01 thị trấn.

Cùng với sự phát triển về kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã có những bước phát triển đáng kể. Nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp đã đặt chi nhánh ở hầu hết các huyện trong tỉnh để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở từng vùng, từng địa phương.

NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hồng đặt tại thị trấn Sa Rài hiện là trung tâm của huyện và là chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp, nằm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

3.2 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TÂN HỒNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TÂN HỒNG

3.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NH NNo&PTNT huyện Tân Hồng NH NNo&PTNT huyện Tân Hồng

Được thành lập năm 1988 khi tách ra từ NHNo&PTNT huyện Hồng Ngự, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Hồng được đặt ngay trung tâm thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng. Lúc mới thành lập chi nhánh có tên là Ngân

hàng Nông nghiệp Tân Hồng. Đến năm 1996 có nhiều chích sách đổi mới về hệ thống NHNo được đổi tên là NHNo&PTNT huyện Tân Hồng theo quyết định số 37/NH - TCCB của Thống đốc NHNN Việt Nam và hoạt động cho đến nay.

Ra đời đúng vào lúc nền kinh tế đang chuyển hướng theo cơ chế thị trường, vì vậy đòi hỏi chi nhánh phải có những phương thức kinh doanh, phục vụ hữu hiệu hơn để góp phần làm thay đổi nền kinh tế trên địa bàn huyện nói chung và cải thiện đời sống của hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp ở tỉnh Đồng tháp nói riêng.

Là một đơn vị thành viên trong cộng đồng NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp có quá trình 25 năm (1988-2013) hình thành: vừa xây dựng bộ máy tổ chức, đào tạo cán bộ công nhân viên, triển khai và phát triển kinh doanh đồng thời không ngừng khắc phục những khó khăn để từng bước ổn định và phát triển với định hướng: “Nông thôn là thị trường chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư”.

Hơn 25 năm một chặng đường đầy gian khổ NHNo&PTNT huyện Tân Hồng đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng mỗi khách hàng. Từ một chi nhánh có cơ sở vật chất nghèo nàn nhất, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn thấp, thu nhập bình quân đầu người không cao đã từng bước đi lên trở thành một chi nhánh lớn mạnh cả về vật chất lẫn sản phẩm dịch vụ.

Hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước. Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh tiền tệ

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Hồng là chi nhánh cấp II loại III thuộc NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT huyện Tân Hồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo & PTNT huyệnTân Hồng)

Chức năng của các bộ phận

- Ban Giám Đốc có 2 người: Giám Đốc và Phó Giám Đốc, trực tiếp điều hành quyết định toàn bộ các hoạt động của chi nhánh, tiếp nhận các chỉ thị và phổ biến cho các cán bộ công nhân viên cùng làm việc theo chức năng của mình và được phân định rõ ràng.

+ Giám Đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh. Là người quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trên cơ sở tham mưu của Phó Giám Đốc.

+ Phó Giám Đốc tham mưu cho Giám Đốc về hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như điều hành công việc tổ chức và lãnh đạo.

- Phòng nghiệp vụ kinh doanh gồm có 11 người: 1 trưởng phòng tín dụng, 1 phó phòng và 9 cán bộ tín dụng, có các chức năng sau:

+ Thống kê, phân tích thông tin số liệu đề xuất các chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư mang tính khả thi hiệu quả. Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế theo chỉ đạo của cấp trên.

+ Xây dựng chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư lựa chọn dựa án đầu tư tối ưu nhất.

+ Tổng hợp thông tin kinh tế, quản lí danh mục khách hàng. Giám Đốc Phòng nghiệp vụ kinh doanh P.Giám Đốc Phòng kế toán hoạch toán Tổ ngân quỹ Tổ hành chánh

+ Tổ chức chỉ đạo phòng người rủi ro. + Thực hiện báo cáo sơ kết tháng, quý, năm.

- Phòng hoạch toán kinh doanh (Phòng Kế Toán - Ngân Quỹ) gồm có 8 người: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng kế toán và 6 kế toán viên. Có các chức năng sau:

+ Trực tiếp thanh toán kế toán, hoạch toán thống kê và nghiệp vụ thanh toán theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Trực tiếp xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh tại chi nhánh.

- Tổ ngân quỹ gồm có 3 người: Thủ quỹ và 2 kiểm ngân. Có chức năng quản lí an toàn kho quỹ, thực hiện các qui chế về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền.

- Tổ hành chánh gồm 2 người (trong đó có 1 tài xế) có trách nhiệm: Đề xuất ý kiến của mình về công tác tổ chức, phương hướng hoạt động của đơn vị.

Ngoài ra còn có 1 cán bộ thẩm định, có trách nhiệm: kiểm soát nội bộ trong quá trình thực hiện các chế độ pháp lý quy định, tham gian hội họp để báo cáo và đề xuất các ý kiến của mình với Ban Giám Đốc.

3.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Hồng cũng như các NHTM khác, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nhờ vào sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong thời gian qua, NHNo&PTNT huyện Tân Hồng đã đạt được những kết quả đáng kể được thể hiện trong bảng 3.1 và bảng 3.2 (trang 21 và 22).

3.3.1 Thu nhập

Nhìn chung, tình hình thu nhập của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng tăng lên ở giai đoạn 2010- 2012. Cụ thể là năm 2011 tổng thu nhập của ngân hàng tăng 38,17% so với năm 2010, đạt mức trên 82 tỷ đồng. Đến năm 2012 con số này tăng thêm gần 12 tỷ đồng, với mức tăng là 14,2%. Kết quả đạt được là do sự đóng góp của thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên, đến tháng 6 đầu năm 2013 thì tổng thu nhập lại giảm 26,19% so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập từ lãi

Trong cơ cấu thu nhập thì thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 97% và tăng đều qua các năm. Nguồn thu này của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng chủ yếu là thu lãi từ hoạt động cho vay. Năm 2010, khoản mục này đạt hơn 58 tỷ đồng, sang năm 2011 tăng 37,92%. Nguyên nhân là do năm 2011, NHNN thể hiện quyết tâm trong việc siết chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát qua việc 5 lần tăng lãi suất tái cấp vốn làm cho lãi suất cho vay tiếp tục tăng lên. Mức tăng của thu nhập từ lãi được duy trì đến năm 2012 là 13,51% . Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng thu nhập từ lãi của ngân hàng đã giảm mạnh 27,07% so với cùng kỳ năm trước đó.

Thu nhập ngoài lãi

Đây là khoản thu từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, thu khác. Do đặc điểm kinh tế-xã hội của Tân Hồng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, người dân chưa có điều kiện và thói quen sử dụng các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp nên khoản thu này chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập, dưới 3%. Ngoài cung cấp các dịch vụ truyền thống: mở tài khoản thẻ ATM, thanh toán tiền trong nước, chuyển tiền trong nước,… Với sự nổ lực đa dạng hóa các gói sản phẩm dịch vụ, tận thu các khoản phí, đã làm cho nguồn thu ngoài lãi của chi nhánh tăng lên theo thời gian.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Tân Hồngqua 3 năm 2010-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

Chênh lệch 2010-2011

Chênh lệch 2011-2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng thu nhập 59.923 100,00 82.796 100,00 94.549 100,00 22.873 38,17 11.753 14,20

Thu từ lãi 58.840 98,18 80.961 97,78 91.900 97,73 22.121 37,92 10.939 13,51 Thu ngoài lãi 1.083 1,82 1.835 2,22 2.649 2,27 752 69,44 814 44,36

Tổng chi phí 53.886 100,00 73.153 100,00 94.235 100,00 19.267 35,76 21.082 28,82

Chi phí lãi 41.191 76,44 56.637 77,42 60.604 78,13 15.446 37,50 3.957 7,00 Chi phí ngoài lãi 12.695 23,56 16.516 22,58 33.631 21,87 3.821 30,10 1.467 103,63

Lợi nhuận 6.037 9.643 314 3.606 59,73 -9.329 -96,74

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Tân Hồng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 6T2012 6T2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 59.048 100,00 43.581 100,00 -15.467 -26,19 Thu từ lãi 57.630 97,60 42.030 96,44 -15.600 -27,07 Thu ngoài lãi 1.418 2,40 1.551 3,56 133 9,38

Tổng chi phí 60.600 100,00 38.015 100,00 -22.585 -37,27

Chi phí lãi 34.298 56,60 22.950 60,37 -11.348 -33,01 Chi phí ngoài lãi 26.302 43,40 15.065 39,63 -11.237 -42,72

Lợi nhuận -1552 5.566 7.118 458,63

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Tân Hồng, Phòng Kế toán – Ngân quỹ)

3.3.2 Chi phí

Thu nhập qua các năm của chi nhánh tăng lên, thì việc gia tăng của chi phí là không thể tránh khỏi. Như chúng ta đã biết, chi phí là một chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của bất cứ một tổ chức kinh tế nào, phân tích chi phí có ý nghĩa quan trọng vì ta có thể biết quy mô tín dụng, chi phí nào là chính trong hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ có biện pháp tiết kiệm những loại chi phí không hợp lý. Đối với ngân hàng, chi phí có thể chia thành hai nhóm lớn là: chi phí lãi và chi phí ngoài lãi.

Chi phí lãi

Chi phí lãi luôn là chi phí chính của chi nhánh, luôn chiếm trên 75% trong tổng chi phí. Nó bao gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, chi trả lãi cho việc phát hành chứng chỉ tiền gửi. Tính đến giữa năm 2011 thì theo NHNH lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của các tổ chức tín dụng tăng 3%/năm so với cuối năm 2010. Trong đó, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước khoảng 16,6%/năm. Do đó, chi phí lãi có phần tăng cao ở năm 2011. Nhưng đến năm 2012, ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn với những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong nước và ngoài nước. Trước thực trạng đó, NHNN

đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành nhằm đảm bảo thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ, giảm nhanh mặt bằng lãi suất cho vay, và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Cụ thể mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh so với cuối năm 2011. Đến cuối năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động VND giảm 3-6%/năm. Vì vậy, chi phí lãi năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm 2011. Tuy nhiên dấu hiệu đáng mừng là đến 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)