Trường hợp quản lý khủng hoảng thất bại Thảm họa Bhopal

Một phần của tài liệu PR từ chưa biết đến chuyên gia (Trang 110 - 111)

- Thiết lập phương pháp tiếp cận Xây dựng ngân sách

Chương 6 QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG 6.1 Giới thiệu

6.6.2. Trường hợp quản lý khủng hoảng thất bại Thảm họa Bhopal

Việc giới truyền thông truyền tải thông tin kém trước, trong và sau khủng hoảng Bhopal ở Ấn độ đã làm mất đi hàng ngàn sinh mạng, từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp truyền thông đa văn hóa trong những kế hoạch xử lý khủng hoảng. Theo cơ sở dữ liệu nghiên cứu ngành môi trường của trường Đại học Mỹ (1997), người dân địa phương không biết làm cách nào để phản ứng với lời cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm tàng từ nhà máy Union Carbide. Trong đó có hướng dẫn sử dụng chỉ được in bằng tiếng Anh là một ví dụ điển hình không chỉ cho thấy việc quản lý kém, mà còn cho thấy cơ chế rào cản trong việc phổ biến thông tin. Theo ghi chép vụ việc của Union Carbide (2006), một ngày sau khủng hoảng, quản lý cấp cao của Union Carbide đã đến Ấn Độ nhưng cũng không giúp được gì trong nỗ lực xoa dịu khủng hoảng bởi họ bị quản lý bởi chính quyền Ấn Độ. Rõ ràng, sự can thiệp mang tính hình thức có thể phản tác dụng. Vì thế, cần phải đề ra kế hoạch ứng phó khủng hoảng để giúp nhà quản lý cấp cao đưa ra những quyết định kỹ càng hơn trong việc làm cách nào để họ có thể phản ứng trước các tình huống thiên tai. Sự cố Bhopal cho thấy các khó khăn trong việc liên tục áp dụng các tiêu chuẩn quản lý cho các hoạt động đa quốc gia và sự đổ lỗi quanh co do thiếu kế hoạch quản lý rõ ràng.

Công ty Ford, công ty Firestone Tire và Rubber

Tháng 8 năm 2000 xảy ra vụ tranh chấp giữa công ty Ford với công ty Firestone Tire và Rubber. Trên thực tế, Bridgestone/Firestone đã phải thu hồi 6,5 triệu lốp xe trước lời cáo buộc cho rằng cả ba sản phẩm lốp xe của công ty: Wilderness AT 15-inch, ATX và ATX II đều không gắn với lõi của lốp xe, từ đó làm tăng độ trượt và dễ dẫn đến các vụ tai nạn. Những lốp xe này chủ yếu được dùng cho xe Ford Explorer – chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) bán chạy hàng đầu thế giới. Các chuyên gia cho rằng cả hai công ty này đã phạm phải ba sai lầm nghiêm trọng. Đầu tiên, họ đổ lỗi cho khách hàng bơm lốp xe không đúng cách. Sau đó họ đổ lỗi cho nhau về việc lốp xe bị lỗi và thiết kế xe sai quy cách. Không những thế, trước khi bị gọi đến Washington để điều trần trước quốc hội, hai công ty hầu như không tiết lộ về cách giải quyết của họ đối với hơn 100 ca tử vong.

Exxon

Vào ngày 24 tháng 3 năm 1989, tàu chở dầu của tổng công ty Exxon bị mắc cạn tại Prince William Sound ở Alaska. Hàng triệu gallon dầu thô đã tràn ra vùng biển ngoài khơi Valdez, giết chết hàng ngàn loài cá, sinh vật biển và rái cá. Hàng trăm dặm bờ

biển đã bị ô nhiễm, làm gián đoạn sự sinh sản của cá hồi. Bên cạnh đó, nhiều ngư dân, đặc biệt là người dân bản địa Mỹ bị mất kế sinh nhai. Trước tình hình đó, Exxon đã không nhanh chóng xử lý và làm việc với các phương tiện truyền thông. Giám đốc điều hành của công ty, ông Lawrence Rawl, đã lẩn tránh giới truyền thông. Trong thực tế, công ty đã không chọn ra một người quản lý truyền thông nào cho đội thông tin liên lạc tại chỗ để xử lý vụ việc. Mãi bốn năm sau, Exxon mới thành lập trung tâm truyền thông tại Valdez, đây là một vị trí quá nhỏ và quá xa để xử lý các cuộc tấn công của giới truyền thông. Không những thế, công ty này cũng rất bảo thủ trước những phản hồi với công chúng, thậm chí họ còn đổ lỗi cho những tổ chức khác ví dụ như cảnh sát biển.

Một phần của tài liệu PR từ chưa biết đến chuyên gia (Trang 110 - 111)

w