Mục đích/Mục tiêu

Một phần của tài liệu PR từ chưa biết đến chuyên gia (Trang 80)

- Thiết lập phương pháp tiếp cận Xây dựng ngân sách

Chương 5 LẬP KẾ HOẠCH PR 5.1 Giới thiệu

5.4.3.1. Mục đích/Mục tiêu

Để hoàn thành phần này không khó, tuy nhiên trước tiên, chuyên viên quan hệ công chúng cần phải phân biệt được mục đích với mục tiêu. Mục đích là hướng đi chung chung, hơi mơ hồ và không thể đo lường. Cũng giống như từ “đi”, mục đíchkhông có kết thúc. Một ví dụ điển hình về mục đích đó là lời thoại đặc trưng của loạt phim truyền hình Star Trek: “Mạnh dạn bước đi trên con đường chưa có ai (nhiều thế hệ trước) đặt chân đến”. Vì không thể đo lường nên nhân viên PR có thể không biết liệu mục đích đã được hoàn thành hay chưa.

Ngược lại, mục tiêu rất cụ thể và đo lường được. Nó có thể là mục tiêu đầu ra, có thể là thái độ hoặc hành vi, nhưng hầu hết chúng đều có thể đo được. Mục tiêu thường cụ thể và chính xác, cũng giống như đồ vật, nhân viên quan hệ công chúng có thể chạm vào nó, nó ở đó, nó thực tế và hữu hạn. Trở lại với mục đích, nhân viên PR nên xác định mục đích chiến dịch đơn giản và rõ ràng.

Biết cách thiết lập mục tiêu và mục đích trong bản kế hoạch hoạt động truyền thông sẽ làm cho kế hoạch hiệu quả hơn. Thiết lập mục đích và mục tiêu truyền thông sẽ tạo ra nhiều lợi ích như: mọi người có thể biết họ đang mong đợi điều gì, công chúng có thể biết về các kế hoạch... Ngoài ra, việc thiết lập mục đích và mục tiêu còn giúp xác định các nguồn lực cần thiết, cải thiện sự giao tiếp giữa những người tham gia, và tạo ra kết quả đo lường được. Nhiều người tin rằng thành công của ngành quan hệ công chúng không thể đo lường được nên không thể dự kiến thành công và ngân sách như các lĩnh vực khác. Tuy nhiên hiện nay, nhân viên quan hệ công chúng có thể chứng minh giá trị của ngành PR bằng cách thiết lập và đạt được những mục tiêu có thể đo lường cho các hoạt động PR.

Một phần của tài liệu PR từ chưa biết đến chuyên gia (Trang 80)

w