- Thiết lập phương pháp tiếp cận Xây dựng ngân sách
4 Mô tả đầy đủ và chi tiết các cuộc thử nghiệm cũng như các cuộc khảo sát để người tiêu dùng hiểu rõ về quá trình thử nghiệm 5 Tránh gây hiểu lầm và lừa đảo khi trình diễn sản phẩm.
3.2.2.4. Quan hệ công chúng và Luật Internet
Sở hữu trí tuệ
Một số vụ kiện luật Internet thu hút rất đông sự chú ý, tiêu điểm là vụ kiện chống lại Megaupload (2006) – trang chia sẻ dữ liệu nổi tiếng cho phép người dùng tải miễn phí các tập tin nhạc, phim ảnh, tài liệu... bằng cách xử lý việc trao đổi tập tin thông qua một máy chủ trung tâm. Cuối cùng, dưới sự biện hộ của những luật sư danh tiếng, và hậu thuẫn từ các công ty âm nhạc lớn, tòa án đã phán xử Megaupload vi phạm luật bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ và đã bắt giữ các nhà điều hành. Hai năm sau, khi bắt đầu có danh tiếng, ngành công nghiệp thu âm tiến hành thực hiện “cuộc chiến” tổng lực hướng tới những đối tượng tải các nội dung (có chứng nhận sở hữu trí tuệ) nhưng không trả phí.
Ăn cắp đầu cơ tên miền thương mại
Ngày nay, số người sử dụng dịch vụ Internet tăng mạnh, khiến các công ty bắt đầu có xu hướng quảng bá thương hiệu thông qua máy tính. Vì vậy mà việc ăn cắp tên miền thương mại là điều dễ hiểu. Những công ty không tên tuổi sẽ ăn cắp tên miền của công ty nổi tiếng để được truy cập nhiều hơn. Các công ty từ Wendy’s cho tới General Motors hay Wal-Mart đều đã bị quấy rối bởi việc ăn cắp đầu cơ tên miền thương mại. Tập đoàn Kmart từng thành công khi phản đối một cách hợp pháp nhằm chống lại trang mạng lừa đảo là Kmartsucks.com. Cuối cùng, trang mạng đó đã bị buộc phải đổi tên thành Themartsucks.com. Trước nhu cầu cấp thiết như vậy, luật nhãn hiệu được ban hành nhằm ngăn cấm việc đăng ký tên trùng với nhãn hiệu riêng đã được đăng ký trước đó. Tuy nhiên, những người ăn cắp tên miền thương mại vẫn đăng ký tên miền không khác mấy so với các nhãn hiệu nổi tiếng. Họ biết rằng người truy cập web sẽ gõ nhiều tên công ty khác nhau để tìm kiếm, và khi đó họ sẽ bán tên miền cho các nhà đầu tư hoặc sử dụng địa chỉ này để làm hạn chế việc thương mại của công ty.
Gian lận điện tử
Ngày nay, hành vi gian lận xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, trên mạng Internet – nơi người truy cập có thể giấu tên và thông tin về mình, thì việc gian lận sẽ càng phức tạp và đa dạng hơn. Việc ngăn chặn lừa đảo trên Internet rất khó bởi không thể quản lý được thông tin về người đang sử dụng mạng. Vì thế, các công ty nên tiến hành kiểm soát hành vi gian lận bằng cách quản lý chặt chẽ mạng Internet cũng như thường xuyên kiểm tra tình hình các nhân viên cũ của công ty.
Ví dụ: Mạng hệ thống chăm sóc sức khỏe Varian của Palo Alto đã thắng bản án
775.000 đô-la trong vụ kiện với hai cựu nhân viên. Trước đó hai cựu nhân viên này đã đưa 14.000 tin nhắn buộc tội công ty kì thị người đồng tính và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai lên 100 bản tin. Hay việc tòa án ở California xét xử và phán quyết có tội đối với một nhân viên công ty Intel vì nhân viên này đã gửi thư điện tử đến 35.000 nhân viên khác để phê bình công ty. (Dennis và Glen, 2006)
Một trong những hình thức gian lận phổ biến đó là “cú nhấp chuột”. Càng nhiều cú nhấp chuột vào website của một công ty thì công ty đó sẽ được xếp hạng cao. Việc gian lận có tính toán này nhằm làm cho số lượng người truy cập trang web cao hơn thực tế. Ngoài ra, hoạt động gian lận “cú nhấp chuột” còn gây ảnh hưởng rất lớn đến các nhà nghiên cứu thị trường làm quảng cáo trên mạng và trả phí dựa trên số lần truy cập.