CƢƠNG PHỎNG VẤN SÂU

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 111 - 113)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

CƢƠNG PHỎNG VẤN SÂU

Mục đích phỏng sâu: Nhằm thu thập những thông tin chính xác nhất về thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng từ một số nhóm khách thể : trẻ khuyết tật, gia đình trẻ khuyết tật, cán bộ y tế, cán bộ địa phương…

Số lượng phỏng vấn 20

Đề cƣơng câu hỏi chung:

1. Các đối tượng phỏng vấn có hiểu biết như thế nào về trẻ khuyết tật (từng dạng khuyết tật cụ thể)?

2. Các đối tượng được phỏng vấn đã tìm hiểu những thông tin về khuyết tật bằng những hình thức như thế nào?

3. Các đối tượng được phỏng vấn đã làm như thế nào để tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe/hay những hoạt động để trợ giúp cho trẻ khuyết tật biết được và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe?

4. Những khó khăn mà người được phỏng vấn đã gặp trong quá trình tìm kiếm, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe/ những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác trợ giúp (kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, giao thông, nhận thức…)

5. Nhu cầu mà người được phỏng vấn cần 6. Kế hoạch hoat động trong tương lai

Nhóm câu hỏi riêng

Đối với phụ huynh trẻ khuyết tật:

1. Điều kiện kinh tế hộ gia đình: Gia đình trẻ có thuộc diện gia đình chính sách hay không? Những hỗ trợ về kinh tế mà gia đình đã được hưởng khi là đối tượng được nhận trợ cấp xã hội.

2. Quá trình chăm sóc, đối phó với các tình huống khó khăn khi trong gia đình có trẻ khuyết tật (cắt cử người chăm sóc, cách chăm sóc đặc biệt đối với trẻ, những thay đổi trong cách ứng xử, thái độ khi có trẻ khuyết tật…, những ảnh hưởng khi trong gia đình có trẻ khuyết tật (tiêu cực, tích cực)

3. Đánh giá về thái độ đội ngũ nhân viên y tế, cán bộ địa phương trong việc hỗ trợ gia đình giúp trẻ khuyết tật tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Đối với trẻ khuyết tật

1. Những khó khăn mà trẻ gặp phải khi là trẻ khuyết tật : trong sinh hoạt, trong vui chơi, học tập

2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật.

3. Những cảm nhận của trẻ trong quá trình trị liệu, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng

(Trong trường hợp trẻ khuy ết tật không đủ năng lực để trả lời câu hỏi phỏng vấn thì cha mẹ trẻ khuyết tật sẽ là người trả lời thay thế, đồng thời kết hợp với phương pháp quan sát, vãng gia để thu được thông tin)

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)