Một lực lượng trí thức yêu nước trưởng thành từ phong trào, trong đĩ nhiều cá nhân đã cĩ ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển của lịch sử

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên hà nội từ năm 1888 đến năm 1945 (Trang 148 - 158)

. Thực hiện chủ trương của Đảng, học sinh,sinh viên Hà Nội đã

4.2.3.Một lực lượng trí thức yêu nước trưởng thành từ phong trào, trong đĩ nhiều cá nhân đã cĩ ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển của lịch sử

nhiều cá nhân đã cĩ ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc

Mặc dù chính sách giáo dục của thực dân Pháp là nhằm tạo ra một đội ngũ trí thức, để trở thành những người giúp việc cần thiết cho bộ máy hành chính hay thực chất là làm tay sai phục vụ cho cơng cuộc khai thác và thống trị của Pháp, nhưng cũng chính từ các trường học của chính quyền thực dân đã tạo ra cho Hà Nội một đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên cĩ tinh thần yêu nước, sẵn sàng gĩp phần mình vào sự nghiệp giải phĩng dân tộc. Trong số đĩ, nhiều cá nhân tiêu biểu, cĩ đĩng gĩp nhất định cho sự nghiệp giải phĩng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

Trong lĩnh vực văn hĩa, giáo dục, cải cách xã hội đầu thế kỷ XX

Những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1918, cĩ cơng lớn trong việc truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản, gĩp phần cải cách xã hội, xây dựng một nền học thuật mới là nhĩm trí thức yêu nước của Hà Nội - những người sáng lập ra Đơng Kinh nghĩa thục, trong số đĩ, người cĩ ảnh hưởng lớn trong thời kỳ này là Thục trưởng (Hiệu trưởng) Lương Văn Can. Ơng vốn là một người cĩ uy tín trong nhân dân Hà Nội. Đơng Kinh nghĩa thục do Lương Văn Can đứng đầu đã thu hút đơng đảo trí thức yêu nước Bắc - Trung Kỳ tham gia. Ơng khơng những là nhà giáo dục tiêu biểu đầu thế kỷ XX mà cịn là một nhà giáo tiêu biểu của Hà Nội năng động, giỏi kinh doanh với tiêu chí "ích nước, lợi nhà".

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1945:

Trên lĩnh vực giáo dục, tiếp tục đĩng vai trị tiên phong, khởi xướng việc thành

lập các tổ chức chính trị là nhĩm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, trong đĩ cĩ người vẫn tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, tích cực tham gia vào các phong trào yêu nước như:

Đặng Thai Mai - một cựu sinh viên, cựu giáo viên, đã từng tham gia trong nhiều

lĩnh vực xã hội. Năm 1932, Đặng Thai Mai dạy học ở Trường tư thục Gia Long - Hà Nội. Năm 1935, ơng cùng Phan Thanh, Hồng Minh Giám thành lập Trường Thăng Long. Trường tư thục nổi tiếng này đã trở thành cái nơi nhen nhĩm lịng yêu nước trong học sinh và chuẩn bị đội ngũ cán bộ tương lai cho đất nước Việt Nam.

Năm 1938, ơng tham gia thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ, hoạt động bên

cạnh những nhân sĩ nổi tiếng như Vương Kiêm Tồn, học giả Nguyễn Văn Tố và Phĩ bảng Bùi Kỷ - thầy học của ơng ở Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Năm 1939, một người bạn thân của ơng là Phan Thanh - đại biểu Đảng Cộng sản Đơng Dương, ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ, khi Phan Thanh mất, Đảng Cộng sản Đơng Dương giới thiệu Đặng Thai Mai thay thế, mặc dầu ơng chưa phải là đảng viên; Trong cuộc đời hoạt động của mình, Đặng Thai Mai đã trải qua nhiều lĩnh vực hoạt động, nhưng cơng việc ơng làm lâu hơn cả là lĩnh vực giáo dục. Ơng đã dạy học ở cả trường cơng lập và trường tư thục dưới thời Pháp thuộc, sau Cách mạng tháng Tám 1945, ơng chuyên dạy về văn học ở cấp đại học, nhưng ở cương vị nào, bao giờ ơng cũng tận tâm, tận lực làm trọn thiên chức một thầy giáo. Trong Điếu văn vĩnh biệt ơng, nhà thơ Huy Cận nĩi: Đặng Thai Mai dạy học với tấm lịng say mê của “một nhà truyền giáo” [145].

Giáo sư Hồng Xuân Hãn (1908 -1996)

Ơng là Giáo sư tốn học, kĩ sư, nhà sử học, nhà ngơn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hĩa, giáo dục Việt Nam. Ơng là người soạn thảo và ban hành Chương trình trung học Việt Nam đầu tiên.

Tháng 4 năm 1945 ơng làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Mĩ thuật của Chính phủ Trần Trọng Kim. Ơng là trí thức được đào tạo từ nhà trường Pháp nhưng lại là một học giả uyên thâm về ngơn ngữ Hán Nơm, đặc biệt tha thiết với nền văn hĩa dân tộc. Ơng cĩ nhiều cơng trình cĩ ý nghĩa thực tiễn lớn như "Vần quốc ngữ dạy

theo phương pháp mới"(1938), dùng để dạy cho người lao động thất học; "Danh từ khoa học" (1942) và "Chương trình trung học Hồng Xuân Hãn" (1945). Những tác

phẩm này của ơng ở mức độ nhất định đã đĩng gĩp cơng sức, trí tuệ vào sự nghiệp giành lại chủ quyền dân tộc về mặt ngơn ngữ, văn hĩa, giáo dục và là những viên gạch đầu tiên xây dựng nền mĩng hệ thống giáo dục quốc gia Việt Nam bậc trung học và cao đẳng [186].

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên (1908 -1975):

Năm 1934, ơng là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành cơng luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris với luận án chính "Hát đối đáp nam nữ thanh

niên ở An Nam" và luận án phụ "Nhập mơn nghiên cứu nhà sàn ở Đơng Nam Á".

Hai bản luận án này được xếp loại xuất sắc, được in thành sách và xuất bản ở Pháp với sự hoan nghênh của giới chuyên mơn Pháp, Đức, Hà Lan...

Năm 1935, ơng trở về nước, khước từ bổng lộc mà chính quyền thuộc địa đưa ra, ơng tham gia dạy học tại Trường Bưởi (trường Bảo hộ), Ban Tú tài bản xứ. Năm 1938, ơng tham gia Hội truyền bá chữ Quốc ngữ và chuyển sang nghiên cứu tại

Trường Viễn Đơng Bác cổ với chức danh Ủy viên thường trực. Năm 1941, ơng là

Ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đơng Dương. Ngay từ năm 1938, ơng đã

giúp thành lập bộ mơn Lịch sử văn minh Việt Nam tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Ơng đã từng tham gia các hoạt động của Đảng Xã hội Việt Nam.

Trong Cách mạng tháng Tám, ơng là một trong những người đại diện cho trí thức Thủ đơ, cùng với Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Xiển, Hồ Hữu Tường đã ký bức điện yêu cầu vua Bảo Đại thối vị, nhường quyền kiểm sốt đất nước cho nhân dân thơng qua Chính phủ cách mạng. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, ơng được cử giữ chức Giám đốc Đại học vụ, Bộ Quốc gia giáo dục kiêm Giám đốc

Viện Bác cổ.

Giáo sư Dương Quảng Hàm (1898-1946):

Ơng vốn là sinh viên khĩa đầu tiên của Khoa Văn - Trường Cao đẳng Sư phạm Đơng Dương vào những năm 20 của thế kỷ XX. Sau khi tốt nghiệp, ơng ra dạy ngay tại bậc Thành Chung Trường Bưởi các mơn: Pháp văn, sử, địa và Việt văn. Trong

suốt 25 năm kết hợp giảng dạy và nghiên cứu biên khảo về văn học dân tộc, viết bài đăng trên các báo Hữu Thanh, Tri Tân, Nam Phong, Văn học tạp chí,...ơng cịn biên soạn nhiều sách giáo khoa, trong đĩ cĩ 4 cơng trình cĩ giá trị lớn là: Quốc văn trích

diễn (1925), Việt văn giáo khoa thư (1939); Việt Nam văn học sử yếu (1941) và Việt Nam thi văn hợp tuyển (1943). Ở nhà giáo Dương Quảng Hàm luơn tốt lên nhân

cách mẫu mực trong mọi lĩnh vự ứng xử. Ơng từ chối làm việc cho chính quyền thuộc địa nhưng khi chính quyền cách mạng được thành lập, ơng đã vui lịng nhận nhiệm vụ làm Thanh tra trung học rồi Hiệu trưởng Trường Chu Văn An (Trường Bưởi cũ). Khi kháng chiến tồn quốc bùng nổ, ơng đã tình nguyện ở lại trường và hy sinh đúng ngày Tồn quốc kháng chiến (19-12-1946), ở tuổi 48, khi sự nghiệp

khoa học, giáo dục của ơng đang phát triển. Những đĩng gĩp của thầy Dương Quảng Hàm về mặt tri thức và phong cách mẫu mực trong ứng xử đã trở thành niềm tự hào và là tấm gương mẫu mực cho các thế hệ giáo viên Hà Nội và cả nước [186].

Trên lĩnh vực chính trị: trưởng thành từ phong trào học sinh, sinh viên Hà Nội

những năm 20 của thế kỷ XX, sau những lần tham gia bãi khĩa, biểu tình địi Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, bãi khĩa tham dự lễ truy điệu Phan Châu Trinh những học sinh Trường Bưởi như Ngơ Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng,...đã bị đuổi học. Rời ghế nhà trường, tìm đường sang Quảng Châu, đến với cách mạng, họ được Nguyễn Ái Quốc trực tiếp đào tạo, huấn luyện và sau này trở thành những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiêu biểu, đĩng gĩp vào sự nghiệp giải phĩng dân tộc và xây dựng Tổ quốc. Ngơ Gia Tự - một trong những người thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc Kỳ (tháng 3-1929); Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đơng Dương (1938 -1941); Phạm Văn Đồng - Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam (1955 -1987). Ngồi ra, cịn cĩ Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Phong Sắc, Đỗ Ngọc Du,.. đều được sinh ra ở Hà Nội, học ở Trường Bưởi những năm 20 của thế kỷ XX, sau những lần tham gia đấu tranh trong phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên, họ đã trở thành những nhân vật chủ chốt của Đảng Cộng sản Đơng Dương.

Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội cịn hun đúc tinh thần cách mạng cho cả sinh viên Lào mà tiêu biểu là học sinh Cay xỏn Phơmvihẳn (học sinh Trường Bưởi) sau này là Chủ tịch nước CHDCND Lào.

Trong phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh,sinh viên ở Hà Nội,chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản, tiêu biểu là nhĩm sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại, nhĩm sinh viên Trường Cơng chính, nhĩm giáo viên Trường Đỗ Hữu Vị,...họ đã lập ra Nam Đồng thư xã, trên cơ sở đĩ thành lập một chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc: Việt Nam Quốc dân đảng. Lãnh đạo Đảng là Nguyễn Thái Học (sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại),...Cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng thất bại nhưng tinh thần yêu nước của các chiến sĩ Yên Bái (nhiều người xuất thân từ giáo viên, sinh viên) luơn được nhân dân ghi nhận.

Hoạt động tích cực và giữ vai trị trực tiếp chỉ đạo Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội, trong đĩ cĩ phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên là các Bí thư Thành ủy vốn xuất phát từ học sinh, sinh viên như: Lê Quang Đạo, Nguyễn Quyết, Nguyễn Khang,..

Trên lĩnh vực quân sự: Một số vị tướng lĩnh của cách mạng Việt Nam, đã từng

là học sinh, hoặc giáo viên ở Hà Nội như: lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (tức Vũ Nguyên Bác - học sinh Trường Bưởi); Đại tướng Võ Nguyên Giáp (nguyên là giáo viên dạy sử Trường tư thục Thăng Long);...

Trên các lĩnh vực Y học, cĩ Giáo sư Tơn Thất Tùng vốn là học sinh Trường

Bưởi - giảng viên trường Đại học Y là người đầu tiên khẳng định trình độ của người Việt Nam trên lĩnh vực Y học với phương pháp "mổ gan khơ"; Giáo sư Hồ Đắc Di Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y sau ngày Hà Nội giành chính quyền,...

Trên lĩnh vực triết học, văn học cĩ Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường (sau là Giáo

sư Trường Bưởi) - người bảo vệ hai bằng tiến sĩ bên Pháp ở tuổi 27 càng khẳng định trí tuệ của thanh niên người Việt Nam trên mọi lĩnh vực.

Ngồi ra, cịn rất nhiều cá nhân xuất sắc khác trưởng thành từ phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Họ là lớp trí thức yêu nước, tài hoa, năng động, tiêu biểu cho đội ngũ trí thức trước Cách mạng. Những đĩng gĩp của họ đã tơ thắm thêm trang sử vẻ vang của thủ đơ Hà Nội và truyền thống yêu nước của trí thức Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 4

Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, Hà Nội trong giai đoạn (1888 -1945) đã anh dũng chiến đấu, khơng khuất phục kẻ thù để làm nên thành cơng của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Làm nên thắng lợi đĩ cĩ sự đĩng gĩp to lớn của phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội.

Do vị thế của mình, Hà Nội là nơi tập trung đơng nhất số lượng giáo viên và học sinh, sinh viên, các phong trào yêu nước đã thu hút một lực lượng lớn giáo chức và học sinh, sinh viên tham gia, với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện rõ sự năng động, nhạy bén của lực lượng giáo chức và học sinh, sinh viên.

Các cuộc đấu tranh đều cĩ sự kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của các thế hệ giáo chức và học sinh, sinh viên đi trước, luơn cĩ sự dìu dắt giữa các thế hệ trước với các thế hệ sau; Phong trào đấu tranh của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội luơn đi trước "châm ngịi" cho các cuộc đấu tranh của quần chúng và cĩ sự liên kết với các phong trào của cơng nhân, nơng dân, thị dân, cĩ sức lan tỏa đến các địa phương khác trong cả nước.

Phong trào đấu tranh của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội đã rèn luyện và tập hợp được một lực lượng trí thức cách mạng u nước, cĩ trình độ và sẵn sàng gĩp sức vào sự nghiệp giải phĩng dân tộc. Các cuộc đấu tranh của họ ở ngay trung tâm đầu não, đã cĩ tác dụng gây khĩ khăn cho sự cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Các cuộc đấu tranh của lực lượng trí thức này cịn cĩ tác dụng cổ vũ, động viên học sinh, sinh viên các vùng miền khác đứng lên đấu tranh chống áp bức, bĩc lột.

Các tổ chức cách mạng đầu tiên, theo các khuynh hướng chính trị khác nhau được thành lập ở Hà Nội, chiếm phần đơng và giữ vai trị lãnh đạo, thuộc về giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội. Trưởng thành trong phong trào, một lực lượng trí thức yêu nước ngày càng đơng đảo, sẵn sàng đi theo cách mạng khi được Đảng vận động và tập hợp. Trong số họ, cĩ nhiều cá nhân đã trở thành những cán bộ xuất sắc, cĩ ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

KẾT LUẬN

Từ năm 1888 đến năm 1945, Hà Nội từ một thành phố nhượng địa của thực dân Pháp rồi chịu sự thống trị của cả phát xít Nhật (1940 -1945). Từ một kinh đơ xưa, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành một đơ thị lớn nhất Bắc Kỳ và là trung tâm văn hĩa, giáo dục lớn nhất cả nước. Trải qua những biến động về kinh tế, chính trị, văn hĩa và lịch sử, vượt qua sự kiểm sốt gắt gao của chính quyền thực dân, Hà Nội đã chứng kiến một phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên diễn ra sơi nổi, gĩp phần vào sự nghiệp giải phĩng dân tộc, giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.

Chính sách giáo dục của chính quyền Pháp ở Hà Nội là nhằm đào tạo một lực lượng trung thành với nước Pháp, phục vụ cho cơng cuộc cai trị của Pháp, nhưng mục đích đĩ đã khơng đạt được. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Pháp đã vấp phải sự phản ứng của các Nho sĩ yêu nước Hà Nội. Cùng với sự phát triển của phong trào yêu nước ở Hà Nội và cả nước, từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị. Vượt qua sự đàn áp của bộ máy chính quyền ở trung tâm đầu não của xứ thuộc địa Đơng Dương, bằng những hoạt động khơn khéo, họ đã gây dựng được một phong trào yêu nước với các hình thức khác nhau và được sự hưởng ứng của đơng đảo quần chúng nhân dân.

Từ cuối thế kỷ XIX, hành động chống Pháp của thầy và trị Hà Nội là phản ứng, khơng hợp tác, tìm mọi cách cùng với nhân dân Hà Nội chống Pháp, khơng để cho Pháp dễ dàng đặt ách cai trị lên thành phố. Phong trào yêu nước của giáo viên và học sinh Hà Nội giai đoạn này hịa chung với các phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội và vẫn mang ý thức hệ phong kiến.

Đầu thế kỷ XX, Hà Nội trở thành nơi tụ họp nhiều trí thức Nho học khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ “tân thư”, “tân văn” từ bên ngồi tràn vào, cộng với những yếu tố khách quan do hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Đơng Dương đem lại. Đội ngũ trí thức Nho học yêu nước

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên hà nội từ năm 1888 đến năm 1945 (Trang 148 - 158)