thể hiện sự năng động, nhạy bén của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội
Trong những năm cuối thế kỷ XIX: phản ứng đầu tiên của những Nho sĩ yêu
nước Hà Nội là khước từ tham gia vào bộ máy chính quyền của thực dân, treo ấn, từ quan, về "làm quân tử trong làng, làm thầy đồ trong xã". Các trường học đầu tiên
do Pháp mở tại Hà Nội, lấy những Nho sĩ tuổi từ 30 trở lên cho học thêm tiếng Pháp để ra phục vụ cho chính quyền thực dân. Tuy nhiên, số lượng người theo học rất ít. Cho đến đầu thế kỷ XX mới có 3 trường tiểu học, số học sinh ít do nhân dân Hà Nội phản ứng không muốn cho con em mình vào học các trường của Pháp. Các thầy giáo và môn sinh của mình cùng nhân dân Hà Nội đã tìm mọi cách ngăn cản các hành động xâm lược của Pháp, tham gia vào các hoạt động vũ trang của Hội Tín
nghĩa, phối hợp với nghĩa quân của Vương Quốc Chính, tấn công một số địa điểm
đóng quân của Pháp ở Hà Nội, gây khó khăn cho việc đặt ách thống trị ban đầu của Pháp tại Hà Nội. Ngoài ra, các Nho sĩ Hà Thành còn dùng văn thơ nói lên tâm sự của mình trước vận nước nguy nan và ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân Hà Nội trước sự xâm lược của Pháp.
Trong khoảng thời gian đầu thế kỷ XX đến năm 1918:
khi các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam mang ý thức hệ phong kiến hầu hết đã bị dập tắt, trong khí đó tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến. Luồng tư tưởng dân chủ tư sản bằng nhiều hình thức khác nhau đã len lỏi vào trong nước. Tại Hà Nội - trung tâm của Liên bang Đông Dương, các sĩ phu yêu nước đã nhanh chóng tiếp nhận luồng tư tưởng mới do "tân văn", "tân thư" mang đến. Họ đã truyền bá đến các tầng lớp nhân dân bằng những hình thức khác nhau như:
Mở trường dạy học, hưởng ứng phong trào Duy tân: Hình thức có thể làm
lúc bấy giờ để che mắt được kẻ thù ở ngay một trung tâm lớn như Hà Nội là mở trường
học, lấy trường học làm cơ sở khơi dậy lòng yêu nước, truyền những tư tưởng mới.
Những người thầy Trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội là những người tiên phong "gột rửa" mình để tiếp nhận những tư tưởng mới và truyền đến học sinh. Với một trường học ở ngay trung tâm thành phố như Đông Kinh nghĩa thục đã có sức thu hút lớn không chỉ với học sinh mà còn cả phụ huynh học sinh cùng các tầng lớp nhân dân khác. Đông Kinh nghĩa thục đã mở ra một cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng ở Hà Nội lúc bấy giờ. Bằng hình thức dạy học, diễn thuyết, dùng thơ ca, hò vè,...đã cổ súy cho tư tưởng Duy tân mà Phan Châu Trinh là người khởi xướng, với mục đích, "khai dân trí", "chấn dân khí". Từ Hà Nội, các trường nghĩa thục mọc lên khắp nơi, nhất là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Từ cách thức đến nội dung giáo dục đã đổi mới và có tác dụng khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần chống Pháp.
Mở hiệu buôn, lập các công ty kinh doanh: Giáo chức Hà Nội đầu thế kỷ XX
đã nhận thức được rằng, muốn chống được Pháp phải có một nền kinh tế tự cường, vì vậy họ đã tự đứng ra kinh doanh bằng việc mở các hiệu buôn vừa lấy tiền ủng hộ phong trào Đông du, vừa thực nghiệp những kiến thức mà họ dạy ở Đông Kinh nghĩa thục. Hình thức mở các hiệu buôn trong những năm đầu thế kỷ XX dù còn manh mún, sơ khai nhưng về mặt nhận thức đây là một bước tiến vượt bậc ngay chính trong con
người các sĩ phu Nho học - những người vốn trước đây vẫn thấm nhuần quan điểm Nho giáo “trọng nông, ức thương”.
Tham gia các cuộc bạo động vũ trang: Trong các hoạt động bạo động diễn ra
tại Hà Nội đầu thế kỷ XX đều có sự tham gia của giáo chức và học sinh, sinh viên (vụ Hà Thành đầu độc tháng 6 năm 1908, vụ ném bom ở khách sạn Hà Nội tháng 4 năm 1913). Sau khi trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội bị đóng cửa, nhiều giáo viên của Đông Kinh nghĩa thục vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động trong Việt Nam Quang
phục hội của Phan Bội Châu (Lương Ngọc Quyến tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên;
Nguyễn Thượng Hiền, Đỗ Chân Thiết từ Trung Quốc về nước tham gia đánh Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Khẩu,...).
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918, các cuộc đấu tranh của giáo chức và học
sinh, sinh viên Hà Nội đều hưởng ứng cả hai xu hướng bạo động và cải cách, tùy vào mỗi thời điểm và tình hình cụ thể của Hà Nội, họ đã đưa ra các cách thức khác nhau để nhằm đến một mục đích chung là chống Pháp, mong muốn giải phóng dân tộc. Đây là thời điềm có sự chuyển biến trong tư tưởng của giáo chức Hà Nội, từ ý thức hệ phong kiến, bước đầu đã chuyển sang ý thức hệ dân chủ tư sản. Sự chuyển biến từ chính những người thầy có tác dụng rất lớn đến sự nhận thức học trò và cả xã hội Hà Nội đầu thế kỷ XX, nó đặt cơ sở ban đầu để những năm 20 của thế kỷ XX, Hà Nội dễ dàng tiếp cận với những trào lưu tư tưởng mới.
Trong những năm 20 của thế kỷ XX: sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng trên thế giới, cùng với đó là những chính sách của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 -1929), đã tạo ra những cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội cho việc tiếp thu tư tưởng mới. Giáo giới và học sinh, sinh viên Hà Nội đã tích cực đấu tranh chống các chính sách phản động của thực dân Pháp, bằng nhiều hình thức phong phú nhưng chủ yếu vẫn là mít tinh, biểu tình, bãi khóa. Ngoài ra, học sinh, sinh viên Hà Nội còn sử dụng khả năng hiểu biết của mình để viết thư gửi Toàn quyền Pháp ở Đông Dương, gửi Tổng thống Pháp và thâm chí còn gửi tới Tòa án Quốc tế, đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp ân xá cho nhà yêu nước Phan Bội Châu.
Nhiều giáo sư người Việt dạy trong các trường công lập của Pháp đã biết lợi dụng những yếu tố tích cực trong chương trình học, nhất là trong văn học và lịch sử Pháp, để khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã đi
ngược lại với những khẩu hiệu mà cách mạng Pháp 1789 đã đạt được là Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
Trong giai đoạn này, Hà Nội đã chứng kiến sự trưởng thành về ý thức chính trị của giáo chức và học sinh, sinh viên thông qua các phong trào cách mạng. Bước đầu, học sinh, sinh viên đã tập hợp trong các tổ chức chính trị như nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm thành lập ra Việt Nam nghĩa đoàn, sau là Hội Phục Việt. Nhóm sinh viên trường Cao đẳng Thương mại mà Nguyễn Thái Học là tiêu biểu, cùng với các nhà giáo Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm thành lập nhóm Nam đồng
Thư xã, tiến tới thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Sự thành lập các tổ chức cách
mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản, cho thấy giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội đã đoạn tuyệt với con đường cách mạng theo khuynh hướng phong kiến để tiếp cận với những tư tưởng cách mạng tiến bộ hơn.
Nửa sau những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra, đã có cơ hội thâm nhập vào Hà Nội, âm ỉ lan truyền trong các trường học. Học sinh, sinh viên đã truyền tay nhau đọc tài liệu do Nguyễn Ái Quốc gửi về. Một số học sinh trước đây bị nhà trường thực dân đuổi học (do tham gia bãi khóa, đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, dự lễ truy điệu Phan Châu Trinh), đã tìm đường sang Quảng Châu - Trung Quốc, được Nguyễn Ái Quốc đào tạo, về nước tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hà Nội mà trước mắt là tại những ngôi trường trước đây họ đã theo học. Vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển mạnh ở Hà Nội đầu tiên chính là tại trường học.
Dù hoạt động theo những khuynh hướng cách mạng khác nhau, khuynh hướng dân chủ tư sản hay vô sản thì phong trào yêu nước của giáo chức, học sinh, sinh viên đều thể hiện tinh thần yêu nước, sự cầu thị tiến bộ, chống áp bức bất công, mong muốn giải phóng dân tộc. Đây là nét nổi bật trong phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội những năm 20 của thế kỷ XX. Thời gian này, cũng là thập niên bản lề lịch sử, đánh dấu sự dứt khoát trong việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của giới trí thức Hà Nội. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội, bằng sự nhạy cảm của mình, đa số họ đã lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản, mang tri thức và lòng nhiệt huyết của mình để hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1945:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Xứ ủy Bắc Kỳ và trực tiếp là Đảng bộ Hà Nội, phong trào đấu tranh của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội diễn ra với nhiều hình thức phong phú. Hình thức chủ yếu vẫn là mít tinh, biểu tình, bãi khóa,...và cũng từ đây, các cuộc đấu tranh của giáo chức và học sinh viên đã có tổ chức, có mục đích chính trị rõ ràng và đạt được kết quả hơn so với giai đoạn trước.
Tham gia đấu tranh báo chí và đấu tranh nghị trường: giáo chức và học sinh, sinh viên, bằng sự hiểu biết của mình đã tham gia viết báo, cả bằng tiếng Việt và tiếng Pháp để lên án chế độ thực dân, bênh vực quyền lợi cho nhân dân, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ. Lợi dụng mọi khả năng đề xuất bản, bán sách báo tiến bộ, tuyên truyền lý luận cách mạng, tiêu biểu là các tờ báo Thanh nghị, Báo Tự
trị,...đã thu hút nhiều giáo chức và học sinh, sinh viên tham gia viết bài. Hiệu sách Đồng Xuân trong giai đoạn 1936 -1939 đã trở thành nơi phát hành nhiều sách báo
tiến bộ của Đảng. Bằng uy tín và khả năng sư phạm của mình, nhiều giáo viên Hà Nội đã nhận được sự tín nhiệm của nhân dân, họ tham gia vào nghị trường, góp tiếng nói của mình, đấu tranh bênh vực quyền lợi của nhân dân, vạch trần tội ác của thực dân Pháp. Điển hình như các thầy giáo: Phan Thanh, Đặng Thai Mai, tham gia Hội đồng thành phố Hà Nội và tham gia vào Viện Dân biểu Trung Kỳ,...
Tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ: Hình thức này, đã được giáo chức và học
sinh, sinh viên tham gia tích cực từ đầu thế kỷ XX, nhưng đến tháng 5 năm 1938 khi Hội Truyền bá Quốc ngữ chính thức được thành lập tại Hà Nội, với người Hội trưởng là Nguyễn Văn Tố, thì phong trào đã thu hút rất đông giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia, góp phần đáng kể cho việc xóa mù chữ cho bà con nhân dân Hà Nội. Thông qua phong trào Truyền bá chữ Quốc ngữ, đã giác ngộ được đông đảo quần chúng nhân dân lao động đến với cách mạng.
Một số giáo viên, học sinh, sinh viên Hà Nội đã lựa chọn cho mình một con đường đi khác đó là học tập thật tốt và đấu tranh để đòi được những quyền lợi cho học sinh người Việt, học tập tốt để khẳng định ý chí và sự thông minh của người Việt Nam, chống lại sự miệt thị của kẻ đi xâm lược. Tiêu biểu có sinh viên Trường Y là Tôn Thất Tùng, bằng phương pháp mổ gan khô đã chứng minh với người
trú (vốn trước đây chỉ dành cho sinh viên người Pháp); gương sinh viên Việt Nam tiêu biểu, Nguyễn Mạnh Tường đã bảo vệ hai bằng tiến sĩ tại Pháp khiến cho không chỉ người Pháp lúc bấy giờ mà còn làm cho nhiều nhà khoa học trên thế giới phải khâm phục,...
Điều đáng quí nhất trong lớp nhà giáo và học sinh Hà Nội lúc đó là, sau khi được đi du học ở Pháp, trở về Hà Nội, họ lại tham gia giảng dạy tại các trường trên địa bàn Hà Nội. Khi cách mạng bùng nổ, họ sẵn sàng đi theo Việt Minh, ủng hộ cách mạng như các giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Mạnh Tường,v.v
Một số giáo chức Hà Nội có những đóng góp nhất định khi tham gia vào bộ máy chính quyền ở Hà Nội trước ngày Cách mạng tháng Tám thành công:
Khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, một số trí thức Hà Nội, trong đó một số đã hoặc đang là giáo viên tham gia vào Nội các Trần Trọng Kim. Trong Ban Cố vấn Phủ Khâm sai, có những nhà giáo yêu nước mà trước đó đã tích cực tham gia vào phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội. Chính họ đã góp phần giác ngộ những phần tử tiến bộ trong bộ máy chính phủ của Trần Trọng Kim, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao chính quyền về tay Việt Minh. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, được Đảng và Bác Hồ kêu gọi, chính bộ phận giáo chức này đã sẵn sàng đi theo cách mạng, tiếp tục góp công sức của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, điển hình như: Phan Anh, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường v.v
Trong những ngày Cách mạng tháng Tám, lực lượng giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội, đã tham gia diễn thuyết tại các rạp hát lớn trong thành phố; tham gia vào các đội tự vệ vũ trang, Đội Danh dự Việt Minh đi trừ khử Việt gian; hướng dẫn đoàn biểu tình đi cướp chính quyền trong thành phố. Một số thành viên xuất sắc đã tham gia vào Chính phủ cách mạng lâm thời để tiếp quản chính quyền sau khi Hà Nội Tổng khởi nghĩa thành công.
Nhìn chung, với những hình thức đấu tranh phong phú đã cho thấy sự nhạy bén và năng động của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội. Với lòng yêu nước lại có tri thức, đa số trong họ đã lựa chọn cho mình con đường đi theo cách mạng để giúp dân, giúp nước.
4.1.3. Phong trào có sự kế thừa giữa các thế hệ, "châm ngòi" cho các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân và có sức lan tỏa lớn đấu tranh của quần chúng nhân dân và có sức lan tỏa lớn
Mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, một trung tâm văn hóa giáo dục của các thể chế chính trị xã hội khác nhau, nơi đây cũng chứng kiến nhiều tấm gương yêu nước của kẻ sĩ Bắc Hà, trong đó những nhà giáo và những học trò xuất sắc của Thăng Long. Họ luôn mang trong mình lòng tự trọng và ý thức dân tộc, không chịu khom lưng, quì gối trước sự bất công và giặc xâm lăng.
Từ cuối thế kỷ XIX, nổi bật với tấm gương yêu nước của Đốc Mọc (Lê Đình Diên), thầy Tú Liêm - thầy dạy của Lương Văn Can,...Và nối tiếp sự nghiệp của thầy mình, Lương Văn Can đã lập ra Đông Kinh nghĩa thục - một trường học yêu nước ngay giữa lòng Hà Nội. Học trò của Lương Văn Can và bản thân con trai của cụ là Lương Ngọc Quyến đã cùng với Đội Cấn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên. Con trai Hoàng Tăng Bí (thầy giáo Trường Đông Kinh nghĩa thục) là Hoàng Minh Giám đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng, Hiệu trưởng Trường tư thục Thăng Long trước cách mạng. Các anh em nhà giáo họ Dương đã nêu cao tinh thần yêu nước như: Dương Bá Trạc - một trong những thành viên sáng lập Đông Kinh nghĩa thục, Dương Tụ Quán (nhà thơ), Dương Quảng Hàm - liệt sĩ -