từ năm 1939 đến ngày 9 tháng 3 năm 1945
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939, ở Đông Dương Chính phủ Đalađie (Daladier) ra sắc lệnh cấm Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động. Trên thực tế, từ khi chưa có sắc lệnh này, chiến tranh vừa bùng nổ bọn Pháp ở Đông Dương, nhất là ở Hà Nội đã ra sức khủng bố các phong trào cách mạng, khám xét, cấm xuất bản các sách báo tiến bộ.
Mùa thu năm 1940, Phát xít Nhật vào Lạng Sơn rồi kéo xuống Hà Nội. Nhật và Pháp thi nhau bóc lột nhân dân ta, lôi kéo tầng lớp trí thức nhất là sinh viên, học sinh.
Về phía Pháp, ngày 15 tháng 12 năm 1941, Toàn quyền Đông Dương thành lập Tổng cục Thể thao và Thanh niên, mục đích lôi kéo thanh niên vào các hoạt
động thể dục thể thao, nhằm tách thế hệ trẻ ra khỏi sức hút của phong trào cách mạng, đồng thời đối phó với chủ trương của phát xít Nhật cũng đang tìm cách gây ảnh hưởng trong thanh niên Việt Nam. Tổng cục Thể thao và Thanh niên vốn là cơ quan được thành lập từ tháng 7 năm 1941, dưới tên gọi Tổng cục Thể dục Thể thao, đặt dưới quyền viên đại tá Đuycuroi. Hoạt động thể dục, thể thao thời kỳ này còn gọi là "Phong trào Đuycuroi", hướng vào khẩu hiệu của phong trào thể thao và
thanh niên Pháp do chính Pêtanh khởi xướng với khẩu hiệu: Đoàn kết và khỏe để phụng sự, được gọi là "Phong trào thể thao và thanh niên Pháp - Việt phục hưng".
Các tổ chức "Thanh niên học đường", "Thanh niên thể thao" và đặc biệt là các hình thức "Tiểu tổ tập hợp" (sections de rassemblement), đã thu hút mọi tầng lớp thanh niên, không kể nghề nghiệp, tôn giáo,...[130, tr.345]. Thực dân Pháp đặc biệt chú trọng đến hai tầng lớp: thanh niên tôn giáo và học sinh, sinh viên. Riêng thanh niên tôn giáo có tới 6 tổ chức khác nhau như : Hội Thanh niên Công giáo Pháp, Đời sống Sinh viên Công giáo, Thanh niên Lao động Công giáo, Thanh niên Công chức Công giáo, Hội sinh viên Công giáo của toàn Đông Dương và Hà Nội. Nhiều hình thức hoạt động của thanh niên được chính quyền thực dân khuyến khích và bảo trợ. Pháp đã tổ chức cuộc "chạy hỏa bài" (rước đuốc) từ Ăng co (Campuchia) đến Hà Nội (năm 1941); từ Hà Nội vào Sài Gòn (năm 1943); Các
cuộc Đua xe đạp xuyên Đông Dương (diễn ra 3 lần) dưới thể thức như một cuộc đua "Vòng quanh nước Pháp", diễn ra trên chặng đường: Hà Nội - Sài Gòn - Phnômpênh, chia làm 15 chặng. "Nghị định ngày 4 tháng 3 năm 1942 của Pháp còn chủ trương cho công chức nghỉ ngày thứ bảy để luyện tập thể dục" [130, tr.346]. Cùng với đó, để mị dân, lôi kéo thanh niên và nhân dân Hà Nội về phía Pháp, trước việc Nhật đã vào Hà Nội đang tìm mọi cách "lấy lòng" nhân dân ta, Pháp đã để cho học sinh, sinh viên đứng ra tổ chức cho nhân dân kỷ niệm ngày mất của các anh hùng của dân tộc Việt Nam như : Hai Bà Trưng, Lê Lợi,...cho thanh niên hát các bài hát ca ngợi chiến thắng Chi Lăng, Bạch Đằng,...nhưng cũng bắt thanh niên ta phải ca ngợi Nữ thánh Gian Đa của Pháp, phải ngưỡng mộ cả những kẻ đầu hàng phát xít như Thống chế Pêtanh,...
Về phía phát xít Nhật, ngay khi vào Hà Nội, chúng đã tập hợp một số trí thức bất mãn với Pháp để hình thành nên những đảng phái thân Nhật như Đại Việt dân chính, Việt Nam ái quốc, Thanh niên ái quốc đoàn,...Nhật còn cho xây dựng "Viện văn
hóa Nhật ở Đông Dương" (khánh thành ngày 3 tháng 11 năm 1943), với ý đồ tăng cường xâm nhập vào lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, lôi kéo tầng lớp trí thức và thanh niên, tuyên truyền tư tưởng "Đại Đông Á". Nhật còn cho mở các lớp dạy chữ Nhật (năm 1942), gửi các bác sĩ, kiến trúc sư, họa sĩ, sinh viên Đông Dương sang Nhật học, hoặc tham dự các hội nghị,...Một số giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ lâu có tư tưởng ghét Pháp, khi Nhật đưa ra khẩu hiệu lừa bịp như “châu Á của người châu Á”, thì đã lầm tưởng coi Nhật là “bạn” và có xu hướng ngả theo Nhật.
Từ đầu những năm 40 của thế kỷ XX, mục đích của cả Pháp và Nhật đều là mị dân, nhất là thế hệ trẻ, để họ lầm tưởng họ là "bạn" chứ không phải là thù. Thực dân Pháp còn cho mở thêm một số trường cao đẳng (Khoa học, Công chính...), lập ra Đông Dương học xá để làm nơi ăn ở cho sinh viên, tăng số lượng sinh viên tuyển vào hàng năm: "năm học 1938 -1939, số sinh viên ở Hà Nội là 457 sinh viên, đến năm học 1943 -1944 là 1.575 sinh viên" [187, tr.518]. Cùng với đó, Pháp lại tạo điều kiện cho các sách báo lạc hậu, phản động, đồi trụy được phát hành rộng rãi để đầu độc tuổi trẻ. Pháp còn đưa thanh niên, trong đó nhiều người đang ngồi trên ghế nhà trường phải nghỉ học sang Pháp, tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thế mạng cho lính Pháp. Trên một số tờ bào còn đăng lời của Thống chế Pháp, kêu
gọi cả phụ huynh, thanh niên học sinh, sinh viên: "cần phải tham gia chiến đấu vì
nước mẹ Đại Pháp" 17, tr.1 .
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941), họp tại Pác Bó - Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), dưới hình thức các Hội Cứu quốc. Mặt trận Việt Minh đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó có giáo chức và học sinh, sinh viên. Tình hình mới trên thế giới và trong nước đã tác động đến nhận thức của lực lượng trí thức, trong đó bộ phận nhạy cảm nhất là học sinh, sinh viên. Một số học sinh, sinh viên (chủ yếu con em tầng lớp trên) do hạn chế về nhận thức chính trị, đã bị cuốn vào những cạm bẫy của "Phong trào thanh niên Đuycuroi". Một số trí thức "ghét Pháp" đã tham gia vào các Đảng phái thân Nhật, hoặc sau này tham gia vào bộ máy chính quyền của Nhật tại Hà Nội, họ đã xa rời cuộc đấu tranh của quần chúng lao khổ. Nhiều tờ báo đã liên tiếp có những bài viết, định hướng cho thanh niên, học sinh, sinh viên trước tình hình mới của Hà Nội và đất nước. Các bài viết đó được đăng trên các báo:Tri tân, Thanh niên, Thanh nghị, Tin mới, Tự trị, Gió
mới,...[173]. Tuy nhiên, đại đa số giáo viên và học sinh, sinh viên đã nhận ra được bản chất thâm độc, lừa bịp của đế quốc Pháp và phát xít Nhật nên rất tỉnh táo và kiên quyết cùng với giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác đấu tranh chống Pháp, đuổi Nhật. Họ tiếp tục hoạt động trong các tổ chức Tổng hội sinh
viên, Hướng đạo, Hội truyền bá Quốc ngữ, hoặc tiếp tục tập hợp quanh một số tờ
báo tiến bộ,...Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12-7-1940 của Nguyễn Ái Quốc (bản dịch từ Hán văn, bút tích chữ Hán lưu tại Viện Hồ Chí Minh) có nhận xét về thái độ của trí thức đối với Pháp: "Trí thức từ học trò đến công chức, thầy thuốc vì có trình độ văn hóa tương đối cao, có điều kiện tiếp cận với người Pháp, hay vì họ bị người Pháp coi thường cho nên họ đều rất ghét người Pháp..." 107, tr.34 .
Phong trào chống đế quốc, chống phát xít của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội lên cao trong suốt những năm 1939 - 1945. Trong hồi ký của mình, Vũ Oanh (Vũ Duy Chương), đã nhận xét: "Nếu coi Trường tư thục Thăng Long thời kỳ 1936 -1939 là trung tâm của phong trào thanh niên Hà Nội, thì Trường Bưởi thời kỳ 1941 -1945 là trung tâm của phong trào Thanh niên cứu quốc của Hà Nội" 125, tr.270 .
Đầu năm 1939, sau khi Chi bộ thanh niên Hà Nội được thành lập, phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội ở cả trường công, trường tư thục đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ này. Tuy vậy, cũng từ đây trở đi hoạt động của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội khó khăn hơn rất nhiều vì địch luôn theo dõi và tìm cách đàn áp. "Trong những năm 1939 -1943, phong trào cách mạng ở Hà Nội bị khủng bố liên tiếp, tổn thất nặng nề, trong đó có phong trào ở Trường tư thục Thăng Long. Nhiều đồng chí bị địch bắt, bị tù. Nhiều đồng chí phải lánh về quê ở các tỉnh, thành khác.Có người ở lại Hà Nội nhưng mất liên lạc với tổ chức" [31, tr.28]. Một số giáo chức của Hà Nội vốn là những nhà hoạt động cách mạng đã phải rời Hà Nội hoặc sang nước ngoài hoạt động như thầy Võ Nguyên Giáp đang dạy Trường tư thục Thăng Long phải sang Trung Quốc (năm 1940), có thầy phải chuyển công tác bí mật đến những vùng miền khác. Những thầy ở lại Hà Nội như: Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Trần Hữu Mai, Vũ Bội Liêu, Nguyễn Văn Vận,... vẫn bí mật hoạt động, dẫn dắt phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên trong tình hình mới.
Trước tình hình đó, Lê Quang Đạo được Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ định làm Xứ ủy viên kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng bộ thành phố Hà Nội, đã bắt liên lạc với nhóm học sinh yêu nước Trường Bưởi do Vũ Oanh phụ trách, vì vậy phong trào học sinh Hà Nội vẫn được duy trì và phát triển mạnh trên địa bàn Hà Nội, phong trào học sinh ở Trường Thăng Long cũng được phục hồi. Tại Trường Bưởi học sinh rất yêu nước, có cảm tình với cách mạng và đã “chủ động tìm đến với cách mạng” [126, tr.72]. Học sinh, sinh viên đã thành lập các tổ chức công khai để hoạt động, che mắt địch như Đoàn Rồng (SET) (viết tắt đầu của 3 chữ tiếng Pháp: Section d'excursion et Tourisme - Đội tham quan và du lịch). Tổ chức này do giáo
sư Ngụy Như Kon Tum cùng hai học sinh là tráng sinh Nguyễn Văn Thản và Nguyễn Đóa lập ra. Đoàn Rồng là tổ chức công khai, thông qua hoạt động đi du lịch của học sinh, khơi dậy truyền thống yêu nước, giữ nước của tổ tiên trong học sinh.
Đoàn Rồng đã thu hút được những người thầy giáo nhiệt tình tham gia như: Dương
Quảng Hàm, Trần Văn Khang,...Tháng 9 năm 1940, Vũ Oanh là người khởi xướng thành lập Đội Ngô Quyền, với mong muốn noi gương Ngô Quyền, đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Đây là một tổ chức yêu nước bí mật, cách mạng có khuynh hướng mácxít đầu tiên hoạt động ngay trong Trường Bưởi. Lúc đầu mới thành lập
có 8 người tham gia là: Phùng Văn Phúc, Nguyễn Viết Tiết (Nguyễn Anh Bảo), Vũ Văn Mai (tức Vũ Quang), Lê Đức Vân (tức Nguyễn Hữu Phúc), Lã Triều Khu, Lê Quân (tức Nguyễn Diệp Cầu), Tô Xuân Chiêu và Vũ Oanh (đội trưởng). Những hoạt động của Đội Ngô Quyền - Trường Bưởi chủ yếu đi vào các hoạt động đời
thường như giúp nhau tập thể dục, chơi thể thao, rèn luyện thân thể cường tráng, dẻo dai. Đội Ngô Quyền còn giúp nhau học giỏi để mở rộng kiến thức, chống lại
một số quan điểm mà thực dân tung ra là “chỉ có học sinh dốt mới tham gia hoạt động cách mạng”. Đội viên hướng dẫn nhau ăn uống thanh đạm theo học thuyết của bác sĩ Victor Pauchet, ăn nhiều chuối vừa bổ vừa không tốn tiền. Vì ăn nhiều chuối nên Đội Ngô Quyền còn được gọi là "Đội Chuối”. Những hoạt động của đội đã thu hút được nhiều học sinh tham gia, tuy nhiên cũng có một số học sinh gọi đội này là tổ chức của những người “lập dị”, nhưng chính điều này cũng có tác dụng che giấu được hoạt động thực chất của đội là yêu nước và cách mạng. Sau một
thời gian hoạt động, thành viên của Đội Ngô Quyền tăng nhanh thu hút nhiều học sinh trường Bưởi và các trường khác tham gia. Để tránh sự nhòm ngó của mật thám, Đội Ngô Quyền đã xin gia nhập Đoàn SET, là tổ chức yêu nước của học
sinh Trường Bưởi được nhà trường cho phép thành lập và hoạt động công khai.
Đoàn SET đã mời được các giáo sư của trường làm chủ tịch danh dự của hội vì
vậy càng có điều kiện để hoạt động. Cách thức tập hợp học sinh của Đoàn SET là tổ chức các buổi đi thăm các những di tích lịch sử để vừa bồi dưỡng cho nhau truyền thống và lòng tự hào dân tộc, vừa giúp đỡ nhau xây dựng chí hướng học tập, noi gương cha anh để phụng sự cho dân, cho nước. Cùng với các hoạt động dã ngoại, nhóm học sinh, sinh viên yêu nước Trường Bưởi còn bí mật tìm những “sách cấm” nói về lòng yêu nước, chống thực dân đế quốc,..."Học sinh, sinh viên trong trường đã bí mật truyền tay nhau các cuốn sách nói về Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Nguyễn Ái Quốc và Làn sóng đỏ của Andrey Violis, Dưới gót
sắt của Jack London, Tư bản luận Le Capital, Tóm tắt lịch sử Đảng Cộng sản Bolchevik, Những nguyên lý của chủ nghĩa Lenine, Kinh tế chính trị học Macxit
của Segal,…Trong quá trình đó, học sinh, sinh viên Hà Nội nhất là Đội Ngô Quyền của Trường Bưởi đã bắt liên lạc được với tổ chức Đảng (sau Cách mạng
Để phù hợp với tình hình mới, từ năm 1939, Đoàn Thanh niên dân chủ, Đoàn Thanh niên Xã hội ở Hà Nội đổi tên thành Đoàn Thanh niên phản đế. Học sinh, sinh
viên Hà Nội đã tập hợp trong tổ chức Đoàn thanh niên phản đế, mục tiêu đấu tranh là chống đế quốc, đòi giải phóng dân tộc. Các tổ chức Thanh niên phản đế đã được thành lập ở các trường: Bưởi, Thăng Long, Gia Long, Đỗ Hữu Vị,...
Từ khi có Mặt trận Việt Minh (năm 1941), tại Hà Nội, học sinh và sinh viên, thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Học sinh Cứu quốc,...hoạt động có hiệu quả hơn hẳn so với giai đoạn trước đó. "Từ năm 1942, nhiều học sinh, sinh viên ưu tú trong trường học trên địa bàn Hà Nội đã tham gia Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội” [126, tr.75]. Trong suốt quá trình chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám, học sinh và sinh viên Hà Nội trở thành nòng cốt trong Đoàn Thanh niên Cứu quốc, tích cực động viên các tầng lớp nhân dân sẵn sàng đón thời cơ tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Mặt trận Việt Minh chủ trương đoàn kết hết thảy các lực lượng để tập trung
vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đây là điều kiện thuận lợi để phong trào yêu nước
của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội phát triển mạnh và hoạt động có hiệu quả hơn. Nhiều sinh viên Trường Đại học Y khoa, Đại học Luật, Cao đẳng Khoa học,...đã cùng với sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác tích cực hoạt động trong Tổng hội sinh viên Đông Dương. Đây là một tổ chức hoạt động công
khai của sinh viên Đông Dương, thu hút sinh viên các trường đại học trên địa bàn tham gia (mặc dù một trong những điều kiện để chính quyền thực dân cho phép thành lập Tổng hội sinh viên là cấm các hoạt động có tính chất chính trị chống lại
chính quyền). Trưởng thành từ hoạt động của Tổng Hội, đã có nhiều sinh viên hoạt
động bí mật trong các tổ chức như: Đảng Cộng sản, Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Hội Văn hóa Cứu quốc, Đảng Dân chủ,...Tổng hội sinh viên lợi dụng các hoạt động công khai như: tổ chức sinh viên đạp xe hoặc đi bộ tham quan các di tích lịch sử về Sông Bạch Đằng, Kiếp Bạc, về Cổ Loa, Đền Lý Bát Đế (Đền Đô), Đền Phù Đổng, Đền Hùng,... Mặc dù bị mật thám gây khó khăn nhưng sinh viên đều muốn "thông qua các chuyến đi tìm lại gốc tích của cha ông, nuôi dưỡng tinh thần quốc gia mãnh liệt" [135, tr.31]. Trong suốt nhiều năm, Tổng Hội sinh viên đã làm lễ Giỗ Tổ Hùng
Vương bí mật trong căn buồng kín của Đông Dương Học Xá (sau ngày Nhật đảo
ba miền Bắc - Trung - Nam về học ở Hà Nội hưởng ứng, thể hiện lòng yêu nước của lực lượng sinh viên và sự gắn bó cùng chung giống nòi.
Sinh viên Hà Nội còn tổ chức diễn thuyết tại các rạp hát, rạp chiếu bóng lớn