Giáo chức và học sinh,sinh viên Hà Nội tham gia các tổ chức cách mạng, ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh và đấu tranh chống thực dân phong kiến những

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên hà nội từ năm 1888 đến năm 1945 (Trang 88)

mạng, ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh và đấu tranh chống thực dân phong kiến những năm 1930 -1935

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 đã để lại hậu quả nặng nề đối với nước Pháp và thực dân Pháp tìm mọi cách trút gánh nặng của khủng hoảng lên đầu nhân dân các nước thuộc địa. Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề so với các thuộc địa của Pháp và với các nước trong khu vực. Tại Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị của cả Đông Dương nhưng sản xuất bị đình đốn, công nhân thất nghiệp, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng, giáo viên tốt nghiệp các trường Sư phạm ra không có việc làm, "nạn trí thức thất nghiệp trở nên phổ biến" [178], số lượng học sinh, sinh viên học tại các trường trên địa bàn thành phố đều bị Pháp tìm mọi cách hạn chế bằng cách tổ chức các kỳ thi rất khó nhằm đánh trượt bớt học sinh. Một số khác có theo học được thì khi học xong rơi vào tình trạng: "đa số học sinh trung học, kể cả một số học sinh cao đẳng, tốt nghiệp ra không có việc làm" [127, tr.53]. Trong khi đó, thực dân Pháp một mặt đàn áp nhân dân ta, nhất là từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, mặt khác Pháp vẫn tăng cường các thủ đoạn lừa bịp về chính trị, đầu độc nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ bằng nọc độc phi văn hóa. Chúng lập lại ngạch Học quan ở Bắc Kỳ, đưa một số trí thức vào

ngạch Tây, cho bọn tay sai bồi bút tăng cường tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa

cộng sản, tung tin vu cáo các chiến sĩ cách mạng; tổ chức các cuộc diễn thuyết ở

Hội Khai trí tiến đức, ca ngợi công ơn của mẫu quốc; khuyến khích việc phổ

biến những tác phẩm văn chương lãng mạn, suy đồi để đầu độc thanh niên. Chúng cho in những loại sách mê tín dị đoan, dạy xem tướng số, bói toán; cho chấn hưng Phật giáo với mục đích biến tôn giáo này thành công cụ ru ngủ tinh thần đấu tranh của quần chúng.

Từ nửa sau năm 1929, ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Ba tổ chức này hoạt động riêng rẽ ở ba miền, nguy cơ cách mạng bị chia rẽ. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm (Thái Lan), sang Hương Cảng - Trung Quốc, triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản từ ngày 6 tháng 1 đến hết ngày 7 tháng 2 năm 1930, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Về lực lượng cách mạng, ngay trong Sách lược vắn tắt của Đảng đã nêu rõ "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt v.v để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp"[105, tr.3].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10 năm 1930 đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương), một phong trào đấu tranh của quần chúng đã bùng lên khắp cả nước, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Tại Hà Nội, nối tiếp truyền thống đấu tranh trong các giai đoạn trước, từ năm 1930 trở đi các hoạt động của giáo chức và học sinh, sinh viên ngày càng sôi nổi và có mục đích, lý tưởng rõ ràng. Họ hăng hái tham gia các tổ chức chính trị, lấy trường học làm nơi gây dựng cơ sở và thông qua các hoạt động dạy - học khơi dậy tinh thần yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ngày 17 tháng 3 năm 1930, tại số nhà 42 phố Hàng Thiếc, Ban chấp hành lâm thời của Thành Đảng bộ Hà Nội ra đời. Tháng 6 năm 1930, Trần Văn Lan (đã từng làm giáo viên, còn có tên gọi khác là Giáo Cóc) đã triệu tập cuộc họp tại số nhà 177 Hàng Bông để tổ chức lại Ban chấp hành Thành ủy gồm 3 người do Nguyễn Ngọc Vũ làm Bí thư (khi đó mới 22 tuổi). Ngay sau khi thành lập Thành bộ Hà Nội, nhiều thanh niên trí thức yêu nước đã được kết nạp vào Đảng như: Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh), Nguyễn Thị Lựu, Nguyễn Thị Nghĩa, Trần Học Hải, Lều Thọ Nam, Nguyễn Văn Mẫn,..."Những đảng viên đầu tiên của Hà Nội hầu hết là những thanh niên trí thức trẻ yêu nước, đến từ nhiều vùng miền trên cả nước" 127, tr.7 . Trước sự phát triển mạnh của phong trào yêu nước trong học sinh, sinh viên, Thành ủy Hà Nội đã quyết định thành lập Đội tuyên truyền xung phong, tập trung gây dựng cơ sở Đảng trong phong trào quần chúng. "Phụ trách phong trào đấu tranh của học sinh là Lều Thọ Nam; Đặng Xuân Khu phụ trách phong trào sinh viên; Hoàng Ngọc Bảo và Lã Phạm Thái phụ trách phong trào Thanh niên Cộng sản" [127, tr.54]. Từ đây, các hoạt động

Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi: "Anh em chị em học sinh! Tổ chức nhau vào Học sinh hội, theo Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ đường, đòi cho được: ...Cấp lương cho học sinh nghèo; Bỏ đánh đập đánh chửi, bỏ Hội đồng kỷ luật; Tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do nói, tự do viết; Tự do thi cử;...Tự do xuất dương du học" [28, tr.239]. Thực hiện lời kêu gọi này, ngay từ đầu năm 1930, hàng trăm học sinh yêu nước ở các trường: Bách Nghệ, Sinh Từ, Hàng Vôi, Nam Sư phạm,...đã tham gia vào Tổng hội học sinh và tờ báo "Học sinh" viết bằng mực tím đã ra đời lần đầu tiên tại Trường Nam Sư phạm, ngay trên gác nhà trường. Đây là tờ báo nói lên tiếng nói của học sinh Hà Nội, kêu gọi học sinh đoàn kết, chống lại sự áp bức của thực dân Pháp. Tháng 4 năm 1930, tại Trường Nam Sư phạm "Rothman trong vai nhà giáo của trường đã vô cớ đánh một học sinh con em gia đình cách mạng. Học sinh toàn trường đã tẩy chay không học giờ dạy của Rothman" [7, tr.32]. Sự kiện này đã khiến Hiệu trưởng Trường Nam Sư phạm phải đứng ra xin lỗi và buộc Rothman phải nghỉ dạy. Trong những năm 1930 -1931, hưởng ứng phong trào cách mạng lên cao ở Nghệ An - Hà Tĩnh, học sinh, sinh viên Hà Nội được sự giúp đỡ bí mật của các giáo viên đã hăng hái tham gia vào các cuộc biểu tình của quần chúng, ủng hộ “Nghệ Tĩnh đỏ”. Cũng trong tháng 4 năm 1930, học sinh, sinh viên Hà Nội tham gia vào các cuộc đấu tranh của công nhân, tiểu thương, tiểu chủ trên địa bàn thành phố; ngày 24 tháng 4 năm 1930, chị em buôn bán nhỏ ở chợ Đồng Xuân đã đấu tranh đòi chủ chợ phải giảm thuế, chống dồn chỗ ngồi, chống đàn áp. Tổng hội

học sinh đã cử người đến hỗ trợ, vận động chị em giữ vững hàng ngũ, bền bỉ đấu

tranh. Trong số học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố, nhiều người là con em của các tiểu thương, tiểu chủ cũng tích cực tham gia đấu tranh cùng người thân của mình; ngày 25 tháng 4 năm 1930, khi công nhân nhà máy gạch Hưng Ký và công nhân nhà máy điện Bờ Hồ đấu tranh, học sinh, sinh viên cũng tham gia tuyên truyền và có những hành động hưởng ứng.

Nhân ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 1930, học sinh, sinh viên Hà Nội tham gia rải truyền đơn trên các tuyến phố, treo cờ, dán các khẩu hiệu đòi quyền cho người lao động như: đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập cúp phạt, giảm sưu thuế,...các hoạt động của học sinh, sinh viên đã góp phần khuấy động tinh thần quốc tế vô sản của các tầng lớp nhân dân Hà Nội.

Trước sự phát triển mạnh của phong trào thanh niên học sinh, sinh viên, tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 10 năm 1930, "Án Nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động" đã được thông qua. Nghị quyết này đã nhấn mạnh: "Phải làm cho hết thảy đảng viên hiểu rằng công việc thanh niên Cộng sản Đoàn cần kíp, quan trọng như là việc Đảng vậy". Trong Báo cáo gửi Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc cũng đã báo cáo về nội dung của Hội nghị lần thứ nhất của Đảng tháng 10 năm 1930, trong đó có thông qua "Nghị quyết về tổ chức Thanh niên Cộng sản đoàn" 105, tr.60 .

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, khi phong trào cách mạng 1930 -1931 đang lên cao ở Nghệ An - Hà Tĩnh thì tại Hà Nội, quần chúng cách mạng đã đã đẩy mạnh các cuộc đấu tranh "ủng hộ Nghệ Tĩnh đỏ". Nhiều hoạt động táo bạo diễn ra trong thành phố, học sinh, sinh viên tiếp tục rải truyền đơn với khẩu hiệu: "Không được

động đến công nông Nghệ Tĩnh"; tích cực hưởng ứng tham gia các Đội tuyên truyền xung phong trong thành phố, đi diễn thuyết v.v. Điển hình là cuộc mít tinh ở phố

Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến) do Đội tuyên truyền xung phong của Thành ủy thực hiện. Tham gia cuộc mít tinh, có hàng trăm người tới dự trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, họ mang theo truyền đơn, biểu ngữ, cờ đỏ, diễn thuyết kêu gọi nhân dân tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh.

Đầu tháng 11 năm 1930, chấp hành Chỉ thị của Trung ương Đảng, Thành ủy đã lãnh đạo nhân dân, nhất là khối học sinh, sinh viên tham gia đấu tranh phá "Liên minh chống cộng" giữa thực dân Hà Lan ở Nam Dương (Inđônêxia) với thực dân Pháp ở Đông Dương. Học sinh, sinh viên Hà Nội đã tham gia vào hai tổ xung kích, thực hiện nhiệm vụ đốt hai cổng chào do Pháp dựng lên ở ngã tư Tràng Thi - Hàng Trống và ga Hàng Cỏ. "Sự kiện này đã làm xôn xao dư luận khắp cả thành phố và lan ra một số tỉnh xung quanh Hà Nội" [127, tr.56].

Vào dịp kỷ niệm lần thứ 13 Cách mạng tháng Mười Nga, Thành ủy Hà Nội đã tiến hành tuyên truyền ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười trong giới học sinh, sinh viên, lấy đây làm lực lượng nòng cốt để tuyên truyền trong nhân dân. Tại Trường Bách Nghệ ở phố Carô (phố Carreau, nay là phố Lý Thường Kiệt), khẩu hiệu Cách mạng tháng Mười Nga muôn năm được treo ngay trên cổng trường;

đông đảo học sinh các trường trên địa bàn Hà Nội đã tham gia bãi khóa. Những hoạt động treo cờ đỏ búa liềm trên các tuyến phố cũng được học sinh hăng hái tham gia. Vào ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, cờ đỏ búa liềm đã tung bay trên đỉnh két nước phố Hàng Đậu và nhiều nơi khác trong thành phố. Cũng trong tháng 11-1930, học sinh, sinh viên còn tham gia rải truyền đơn, giải thích cho nhân dân về việc Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trong hai tháng cuối năm 1930, phong trào cách mạng của thanh niên Hà Nội mà nòng cốt là khối thanh niên trí thức học sinh, sinh viên phát triển mạnh. Đây chính là cơ sở để tiến tới thành lập một tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương về công tác thanh niên, đầu năm 1931, Thành ủy Hà Nội đã cử ra những đảng viên trẻ tuổi (phần lớn trưởng thành từ lớp đoàn viên đầu tiên), xúc tiến việc xây dựng các cơ sở Đoàn ở thành phố. "Đến ngày 4 tháng 1 năm 1931, bảy thanh niên ưu tú của Hà Nội đã nhóm họp tại nhà một giáo viên Trường Yên Phụ (nay là Trường Mạc Đĩnh Chi) để tiến hành thành lập tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản đầu tiên tại Hà Nội. Cán sự Thành ủy phụ trách thanh niên là Lã Phạm Thái đã chủ trì cuộc họp và chính thức công nhận tổ chức thanh niên cộng sản này. Đây là một trong những cơ sở đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội" 7, tr.38 . Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Hà Nội cùng với các tổ chức Đoàn của thanh niên ở các địa phương khác trong cả nước, đã góp phần xây dựng các cơ sở Đoàn trong học sinh, sinh viên và thúc đẩy quá trình tiến tới thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương vào ngày 26 tháng 3 năm 1931.

Từ cuối năm 1930 trở đi, thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng rất ác liệt, hòng phá vỡ phong trào cách mạng trong cả nước. Tại Hà Nội, thực dân Pháp lập tòa đại hình, mở rộng nhà tù, dùng bọn phản động phá các tổ chức cách mạng từ bên trong. Thành ủy Hà Nội bị địch phá vỡ, phải lập lại nhiều lần. Một số lãnh đạo các tổ chức đoàn thể bị bắt, trong đó có Đặng Xuân Khu (phụ trách phong trào sinh viên), Lã Phạm Thái (phụ trách Thanh niên Cộng sản),...cùng với nhiều trí thức, học sinh, sinh viên bị địch bắt giam tại Hỏa Lò hoặc một số nơi khác. Bị giam cùng với những nhà cách mạng như Lê Duẩn, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Lan và nhiều chiến sĩ cách mạng khác của Đảng, học sinh, sinh viên Hà Nội càng được rèn đúc thêm ý chí đấu tranh, biến nhà tù của Pháp thành trường học cách mạng, "dùng chỗ

giam cầm thành nơi tranh đấu". Tiêu biểu cho tinh thần kiên trung của thế hệ trẻ Hà

Nội vào đầu những năm 30 là chàng trai trẻ Nguyễn Hoàng Tôn. Tờ Đông Pháp số ra ngày 25 tháng 4 năm 1931 đã đưa tin "Sáng nay, đưa Nguyễn Hoàng Tôn và Lê Duẩn ra hỏi thì cả hai nhất định không nói gì cả" [44]. Nguyễn Hoàng Tôn bị Pháp bắt và kết án tử hình. "Ngay khi Nguyễn Hoàng Tôn bị bắt, học sinh, sinh viên Hà Nội cùng với các tầng lớp nhân dân khác ở cả trong tù và bên ngoài đã đấu tranh phản đối án tử hình của Pháp đối với Nguyễn Hoàng Tôn, Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân" [127, tr.59]. Sau này, Tổng Bí thư của Đảng Công sản Việt Nam, Lê Duẩn đã đánh giá: "Nguyễn Hoàng Tôn là Lý Tự Trọng của miền Bắc" [7, tr.42].

Trong những nhà giáo của Hà Nội bị bắt và bị đầy ra Côn Đảo có thầy giáo Phạm Tuấn Tài (một trong những lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng), khi bị giam cùng những người cộng sản, Phạm Tuấn Tài đã có sự chuyển biến trong tư tưởng, chuyển từ lập trường yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản sang lập trường yêu nước của giai cấp vô sản. Cùng thời gian này, một số giáo viên Hà Nội còn tham gia vào cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, đấu tranh giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm, "nghệ thuật vị nghệ thuật" và "nghệ thuật vị nhân sinh". Cuộc đấu tranh này đã lôi cuốn nhiều trí thức tham gia, kết quả là chân lý thuộc về phái duy vật và xu hướng văn học hiện thực chiếm ưu thế. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng kéo dài và phát triển mạnh trong những năm 1935 -1939, nó đã có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của số đông học sinh, sinh viên Hà Nội, giúp cho tuổi trẻ hiểu hơn về thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng, nhận thức sâu sắc hơn tính chất nguy hại của văn hóa, nghệ thuật có tính chất nô dịch mà Pháp đang chú trọng áp dụng ở Hà Nội.

Năm 1933, một số sinh viên và thanh niên Hà Nội bị bắt đi lính đóng ở sân bay Bạch Mai đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống của lính thợ.

Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban chỉ huy ở ngoài

được thành lập do Lê Hồng Phong đứng đầu. Một năm sau, tháng 3 năm 1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương, họp tại Ma Cao (Trung Quốc) đánh dấu Đảng đã được phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng cả nước nói chung bước vào giai đoạn mới. Tại Hà Nội, cùng với các tầng lớp nhân dân khác, giáo chức và học sinh, sinh viên lại liên tiếp đấu tranh bằng hình thức bãi khóa, biểu tình đòi các quyền dân sinh, dân chủ.

Cuối năm 1934, tại Trường tư thục Thăng Long, nhóm giáo viên tiên tiến đã thành lập Hội mở mang nền tư thục, với mục đích xây dựng Trường Thăng

Long thành một Đông Kinh nghĩa thục mới. Khóa học đầu tiên bậc thành chung 1934 -1935, trường có 2000 học sinh trong đó có nhiều thanh niên yêu nước, có

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên hà nội từ năm 1888 đến năm 1945 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)