Giáo chức và học sinh,sinh viên Hà Nội tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản, tích cực tham gia vào các phong trào yêu nước từ đầu thế kỷ XX đến năm

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên hà nội từ năm 1888 đến năm 1945 (Trang 54)

sản, tích cực tham gia vào các phong trào yêu nước từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918

2.2.2.1. Tình hình thế giới và trong nước tác động đến phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội

Đầu thế kỷ XX, những tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc, Nhật Bản qua tân văn,

tân thư, tân báo,...đã ảnh hưởng đến sĩ phu yêu nước Việt Nam. Năm 1905, tại

Trung Quốc, Tôn Trung Sơn thành lập "Trung Quốc đồng minh hội" - tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc. Đến năm 1911, cuộc cách mạng Tân Hợi bùng nổ ở Trung Quốc đã tác động mạnh đến tư tưởng cứu nước của các sĩ phu Việt Nam nhất là Phan Bội Châu, ông đã quyết định chuyển từ tư tưởng quân chủ lập hiến sang tư tưởng cộng hòa. Tại Trung Quốc, năm 1912 Phan Bội Châu đã tập

hợp những người Việt Nam yêu nước để thành lập Việt Nam Quang Phục hội và cử hội viên về nước hoạt động. Hà Nội là nơi đã diễn ra nhiều hoạt động của các hội viên Việt Nam Quang Phục hội.

Ảnh hưởng đến nhận thức của các sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX là thắng lợi của Nhật Bản - một nước "đồng văn, đồng chủng", trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). Thắng lợi của Nhật Bản đã có ảnh hưởng lớn đến các nước châu Á. Tư tưởng noi gương và học tập Nhật Bản đã lan rộng trong giới sĩ phu yêu nước Việt Nam.

Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập Duy tân hội, sự kiện này cho thấy phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản. Sau khi hai nhà yêu nước Việt Nam Phan Bội Châu và Phan Châu

Trinh sang Nhật Bản, tham khảo mô hình Khánh Ứng nghĩa thục, về nước cả hai nhà chí sĩ đã có cuộc hội ngộ với các sĩ phu Bắc Kỳ, Trung Kỳ, bàn việc xuất dương (phong trào Đông du) và việc mở trường dạy học (Trường Đông Kinh nghĩa thục).

Chính sách cai trị trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 -1914), ít nhiều đã du nhập tư tưởng mới vào Việt Nam. Những tác phẩm mang đậm tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây của Rutxô (Rousseau), Môngtetxkiơ (Montesquieu) đã được truyền bá vào nước ta mà Hà Nội là trung tâm đầu não của Đông Dương nên mọi thông tin đều được giới trí thức Hà Nội tiếp nhận khá sớm.

Cùng với sự biến đổi kinh tế, xã hội ở Hà Nội, những ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài tràn vào đã thức tỉnh một bộ phận trí thức Hà Nội tham gia vào các hoạt động giáo dục, cải cách xã hội mang màu sắc dân chủ tư sản. Mặc dù trên thế giới tư tưởng dân chủ tư sản lúc này đã như thứ quả cuối mùa, nhưng đối với Việt Nam, đây là hệ tư tưởng mới, tiến bộ hơn hệ tư tưởng phong kiến, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam nhất là ở các thành phố lớn.

Chính sách giáo dục Pháp - bản xứ của Pháp đầu thế kỷ XX đã hình thành nên một đội ngũ trí thức vừa có nền tảng kiến thức Nho học, lại vừa có những tri thức của Tây học. Họ là những người đầu tiên tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản từ phương Tây qua "tân văn", "tân thư", họ đang trên con đường tư sản hóa trong tư tưởng và trở thành những thủ lĩnh tiên phong, lãnh đạo các phong trào yêu nước. Và cũng chính họ đã tiếp tục duy trì truyền thống đấu tranh chống xâm lăng của dân tộc nhưng mang màu sắc mới: "phong trào yêu nước cách mạng buổi đầu thế kỷ đều mang một màu sắc mới, với dấu ấn rõ rệt của tư tưởng dân chủ tư sản được tân thư truyền bá" [90, tr.126].

2.2.2.2. Giáo chức Hà Nội mở trường dạy học, phổ biến tư tưởng tiến bộ và một nền học thuật mới, hưởng ứng phong trào Duy tân

Việc làm công khai có thể che mắt được thực dân Pháp lúc bấy giờ tại Hà Nội là mở trường dạy học, lấy trường học là cơ sở tuyên truyền và khơi dậy lòng yêu

nước trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Cuối năm 1906 đầu năm 1907, đã có cuộc hội ngộ của các sĩ phu Bắc - Trung Kỳ, tại nhà cử nhân Lương Văn Can, số 4 - Hàng Đào - Hà Nội. Tham dự có Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và một

số nhà cách mạng trẻ hơn như Lương Trúc Đàm, Đỗ Cơ Quang (tức Đỗ Chân Thiết), Nguyễn Côn (tức Phương Sơn),... [152, tr.43-45].

Về biện pháp cứu nước, các sĩ phu đã đồng thuận quan điểm cho rằng: một mặt giải phóng dân tộc bằng biện pháp võ trang, mặt khác đấu tranh công khai hợp pháp nhằm tuyên truyền giáo dục quốc dân, cải cách kinh tế, xã hội để phục vụ cho cuộc đấu tranh võ trang. Các sĩ phu đã quyết định: nhóm người đã xuất dương thì cứ tiếp tục cầu viện Nhật, Trung Hoa, còn nhóm người còn lại trong nước thì lo duy tân, tự cường, liên lạc với các đồng chí Trung, Nam, Bắc, cổ lệ dân khí để quyên tiền giúp người xuất dương...và Phan Châu Trinh đã kể rõ phương pháp của Khánh Ứng nghĩa thục, đề nghị lập ở Hà Thành một nghĩa thục tương tự. Đề nghị được chấp thuận và "sau một hồi bàn xét, tên gọi Đông Kinh nghĩa thục được lựa chọn" [63, tr.85-86]. Địa điểm chọn để đặt trường ngay tại nhà cử nhân Lương Văn Can, số 4 phố Hàng Đào - Hà Nội. Đông Kinh là tên gọi của kinh thành Thăng Long thời nhà Hồ, Đông Kinh còn chỉ Tokyo là kinh đô Nhật Bản, nơi Khánh Ứng nghĩa thục tọa lạc, "nghĩa thục" là trường dạy làm đạo nghĩa, vì nghĩa mà dạy người không thu học phí. Giáo viên dạy ở Đông Kinh nghĩa thục lúc đầu dạy không lấy thù lao, về sau do nhà trường được sự ủng hộ của nhân dân nên có trả chút ít cho giáo viên. Học sinh đến học không mất tiền, được cấp giấy, bút, sách vở lại có chỗ ở lại cho những học sinh ở xa. Tiền hoạt động của trường chủ yếu nhờ vào sự đóng góp tự nguyện của nhân dân.

Mục đích của các trí thức Hà Nội lúc đó mở Trường Đông Kinh nghĩa thục nhằm nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng, nhất là thế hệ trẻ; Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ, hưởng ứng phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh; Phối hợp hành động với các sĩ phu xuất dương và hỗ trợ cho phong trào Đông du của Phan Bội Châu. Đông Kinh nghĩa thục đã thu hút đông đảo đội ngũ trí thức Nho học như Nguyễn

Quyền, Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Lương Trúc Đàm, Đào Nguyên Phổ,...có cả những nhà Tân học như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,

Trần Đình Đức, Bùi Đình Tá,...Ngoài ra còn có nhiều cộng tác viên không trực tiếp tham gia giảng dạy tại Đông Kinh nghĩa thục nhưng viết bài cho trường như Lê Đại, Phan Bội Châu,...

Trường Đông Kinh nghĩa thục hoạt động từ tháng 3-1907 đến tháng 12-1907, tổ chức thành 4 ban công tác có quan hệ mật thiết với nhau để duy trì sự hoạt động

đều đặn. Ban Giáo dục lo việc giảng dạy, học tập và chiêu sinh; Ban Cổ động có nhiệm vụ tuyên truyền ảnh hưởng của trường đến quần chúng bên ngoài (hình thức chủ yếu là diễn thuyết); Ban Trước tác (Ban Tu thư) chuyên lo việc biên soạn tài liệu cho học sinh và các tài liệu tuyên truyền; Ban Tài chính lo các khoản thu chi của trường. Hầu hết các thành viên tham gia vào hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đều được phân phối vào 4 ban này. Số người tham gia "ít nhất 42 người, bao

gồm các gương mặt trí thức ưu tú nhất của hai miền Trung Bắc" [63, tr.97]. Một số

tài liệu của Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền và các nhà yêu nước khác từ hải ngoại gửi về cũng được dịch và dùng làm tài liệu giảng dạy như: Hải ngoại huyết thư,

Nam Hải bô thần ca (tức Á Tế Á ca hay Đề tỉnh quốc dân ca),...Ngoài ra trường còn có

thư viện có nhiều sách Tân thư nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản như: Trung Quốc hồn,

Vạn quốc sử ký, Doanh hoàn chí lược, Nhật Bản tam thập niên duy tân sử,...

Về nội dung học đã có sự thay đổi, có nhiều bài học được soạn bằng chữ Nôm,

chữ Quốc ngữ. Nhiều văn thơ yêu nước của Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp và nhiều trí thức có tên tuổi khác đã được sử dụng làm tài liệu học tập trong nhà trường. Nội dung các tài liệu đó thường đề cao truyền thống dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc. Những kiến thức mới thấm vào người học qua việc nghe giảng, đọc sách báo, bình văn, diễn thuyết, tranh luận, đóng kịch, vẽ và nhìn bản đồ Tổ quốc Việt Nam: "Trước Hội quán của trường có treo một bản đồ lớn, thu hút cả khách

hiếu kỳ ở ngoài trường tới xem, mọi người vô cùng cảm động vì đây là lần đầu tiên họ cùng nhau chiêm ngưỡng một cách công khai dung nhan Tổ quốc trên một bản đồ có kích thước rộng lớn,..." [152, tr.50].

Về phương pháp dạy và học: lần đầu tiên phấn trắng, bảng đen được sử dụng

trong nhà trường thay cho bút lông, nghiên mực. Vai trò của thầy giáo chỉ là người cố vấn nhiệt tình chứ không phải là ông thẩm phán hay quan tòa ngồi trên mà phán truyền. Trong giờ học, học trò trai gái đều được tự do tranh luận các vấn đề, không phải thụ động chỉ biết nghe thầy nói. Nội dung giáo dục hướng vào là giáo dục thực

dụng, gắn học với hành. Khi đã có những hiểu biết khoa học tối thiểu và xác định

lập trường tư tưởng mới thì người học phải bắt tay vào hành động, (khác với các nho sĩ xưa, thường xa rời thực tế, đứng ngoài cuộc sống), chính Phan Châu Trinh đã thúc giục: "Mau mau đi học lấy nghề; Học rồi ta sẽ mang về dạy nhau" (Tỉnh hồn

Báo chí được Đông Kinh nghĩa thục sử dụng làm phương tiện tuyên truyền quan trọng. Nhà trường đã mua lại tờ Đại Nam đồng văn nhật báo và đổi tên lại thành Đăng

cổ tùng báo làm cơ quan ngôn luận [63, tr.134]. Nhiều bài viết đả phá chế độ khoa cử,

phổ biến kiến thức mới đã được đăng tải trên đó. Những tư tưởng mới được các sĩ phu Hà Nội truyền bá trong nhân dân còn thông qua các buổi diễn thuyết, thường tổ chức mỗi tháng hai lần vào các buổi tối mồng một và ngày rằm. Địa điểm thường là những nơi có đông người tụ tập. Đền Ngọc Sơn cũng là nơi thường xuyên diễn ra các buổi diễn thuyết. Các diễn giả nổi tiếng như Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Trần Tán Bình, Vũ Trác, Hoàng Tăng Bí, Phan Châu Trinh,..

Nội dung diễn thuyết thường phổ biến lối sống mới, phê phán những hủ tục lạc hậu của chế độ phong kiến hoặc nói về các đề tài lịch sử, thời sự, xã hội và hô hào nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, kêu gọi mọi người dùng hàng nội hóa,...Các buổi diễn thuyết đã thu hút nhiều người đến nghe, nhất là thanh niên, không khí đó được những người đương thời ghi nhận:

" Buổi diễn thuyết người đông như hội

Kỳ bình văn khách tới như mưa"

Như vậy, lợi dụng khẩu hiệu "khai hóa" và các văn bản pháp qui về giáo dục do chính quyền thực dân - phong kiến ban hành, các sĩ phu yêu nước ở hai miền Trung - Bắc đã tụ hội về Hà Nội, cùng phối hợp lập ra được một cơ sở công khai nhằm truyền bá tư tưởng yêu nước và duy tân ngay tại trung tâm xứ Bắc Kỳ dưới hình thức một trường học.

Giáo chức Hà Nội tiếp thu ảnh hưởng những tư tưởng mới, tiến hành canh tân đất nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:

Trước luồng tư tưởng mới từ bên ngoài tràn vào, đội ngũ trí thức Nho học của Hà Nội là những người đi đầu tiếp nhận. Bản thân những người thầy tham gia dạy ở Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội chính là những người tiên phong tự gột rửa mình

khỏi cái cũ, họ đã làm cuộc cách mạng trên chính bản thân mình và giật mình trước một lối học lạc hậu mà chính họ là sản phẩm tiêu biểu nhất. Giám học Nguyễn Quyền đã phải thốt lên: "khoa danh buổi đã qua rồi; Giật mình tỉnh dậy, than ôi xin chừa". Từ đó họ tích cực cổ súy cho cái mới. Khắp Hà thành, mọi người nhất là tầng lớp thanh niên đều bắt chước Nguyễn Quyền cạo đầu "mới", ăn mặc theo "mốt mới", đua nhau học chữ Quốc ngữ, chữ Pháp...

Trong lĩnh vực giáo dục, đội ngũ giáo chức Hà Nội đầu thế kỷ XX, nhận thấy rằng cần phải chống cựu học. Nền giáo dục Nho giáo đã không thể đưa đất nước

tiến lên, mà ngược lại nó làm cho "nước yếu, dân ươn", làm cho con người ngu

muội, đưa nước nhà đến diệt vong, người Pháp đã lợi dụng nó để thực hiện chính sách ngu dân. Vì vậy, để theo kịp các nước phương Tây, những nhà giáo của Đông Kinh nghĩa thục cho rằng, cần canh tân đất nước, cần thay thế Nho học bằng một nền giáo dục mới cả về nội dung và hình thức. Họ đã tìm mọi cách đưa tư tưởng

mới đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Chính bản thân các ông thầy đã lấy

mình làm gương và hô hào, cổ súy cho những tư tưởng mới. Tư tưởng đó đã được thể hiện qua nội dung những bài học dạy trong Trường Đông Kinh nghĩa thục như:

Diễu hủ nho, Tế sống thầy đồ hủ, Cáo hủ lậu văn,...

Chống chế độ khoa cử phong kiến đã lỗi thời còn được thể hiện ở mục tiêu giáo dục căn bản trong Trường Đông Kinh nghĩa thục. Mục tiêu đó là học không phải để thi, để đỗ đạt ra làm quan, mà là học để làm người dân, làm người hữu dụng. Giám học Nguyễn Quyền đã nói rõ mục tiêu căn bản của Đông Kinh nghĩa

thục là: "Duy có lớp trung học, đại học thì học chữ Pháp, chữ Hán, còn từ trung

tiểu học trở xuống, bất cứ nam nữ đều học chữ Quốc ngữ, những lớp trên, lớp dưới cũng vậy, chỉ cốt Học để làm người dân, chứ không học lối từ chương khoa cử"

[152, tr.55]. Coi khoa cử là "cái di độc" và luôn đấu tranh loại bỏ để đặt nền móng cho một nền giáo dục tiên tiến sau này. Đây cũng là những mong muốn của các nhà giáo Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX.

Song song với việc bài xích lối học cũ, không đề cao chữ Hán, đội ngũ giáo chức Hà Nội đã cổ súy, hô hào xây dựng một nền giáo dục mới mà những nguyên tắc cơ bản không rời xa những nguyên tắc nhân bản, dân tộc, tiến bộ hiện đại. Nền giáo dục mới yêu cầu phải học chữ Quốc ngữ. Bản thân các thầy giáo xuất phát vốn là các nhà Nho, cũng đã có sự thay đổi nhìn nhận mới. Nếu như trước đây họ cho rằng chữ Quốc ngữ là công cụ của thực dân, dùng làm phương tiện truyền bá chính sách xâm lược nên đã tẩy chay thứ chữ viết bằng bút sắt "mọi rợ", "ngoằn ngoèo như con giun", thì nay đã khác, họ đã nhận thấy tính chất đơn giản, dễ học, mau biết

của chữ Quốc ngữ, dễ phổ cập đến các tầng lớp nhân dân. Đội ngũ giáo chức Hà Nội bấy giờ đã sáng suốt cho rằng: việc hô hào học chữ Quốc ngữ là một trong

bào. Với sự hoạt động tích cực của đội ngũ giáo viên giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục, đến đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ đã dần dần được coi là chữ viết của dân tộc, thay thế chữ Nho tồn tại hàng ngàn năm. Trong tác phẩm Văn minh Tân học sách

(khuyết danh), vốn được coi là cương lĩnh hành động của Đông Kinh nghĩa thục có đoạn viết: "Người trong nước đi học nên lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện đầu

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên hà nội từ năm 1888 đến năm 1945 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)