Về địa giới hành chính

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên hà nội từ năm 1888 đến năm 1945 (Trang 33)

Sau khi Pháp chiếm được Hà Nội lần thứ hai, đến tháng 7-1888, khu vực kinh thành Thăng Long cũ (chủ yếu gồm phần đất của huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận) trở thành thành phố Hà Nội, xếp vào loại thành phố cấp 1. Ngày 1-tháng 10 năm 1888, Pháp buộc vua Đồng Khánh ký đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp tồn bộ thành phố Hà Nội, từ đây Hà Nội chính thức trở thành nhượng địa của thực dân Pháp cùng với hai thành phố khác là Đà Nẵng và Hải Phịng. Năm 1889, chính quyền thực dân Pháp đã lập ra khu vực ngoại thành (gồm vùng đất cịn lại của huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận sau khi đã lập ra thành phố Hà Nội) và một số xã thuộc hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì. Năm 1903, chính quyền Pháp giải thể tỉnh Hà Nội, chia thành các tỉnh Hà Đơng, Hà Nam, trước đĩ đã tách hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận ra làm thành phố Hà Nội. Đến năm 1915, khu vực ngoại thành đổi thành huyện Hồn Long gồm 9 tổng (Hồng Mai, Kim Liên, Nội, Phúc Lâm, Thanh Nhàn, Thượng, Trung, Vĩnh An, Yên Hạ, tất cả là 60 xã). Đến năm 1942 lại đem huyện Hồn Long nhập vào thành phố Hà Nội và đổi tên là

Đại lý đặc biệt Hà Nội (Délégation spéciale de Hanoi) [189, tr.123]. Thành phố Hà

Nội thời Pháp thuộc được chia làm 8 khu phố (tiếng Pháp là quartier), trong mỗi khu lại chia làm nhiều cụm phố, mỗi cụm phố cĩ khoảng 5 đường phố. Bao bọc 8 khu phố là khu vực nơng thơn từng được gọi là huyện Hồn Long hay Đại lý Hồn Long, tình trạng này kéo dài đến khi Cách mạng tháng Tám thành cơng năm 1945.

Một phần của tài liệu Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên hà nội từ năm 1888 đến năm 1945 (Trang 33)