Thứ nhất: Các quy định của pháp luật bao gồm: việc quy định chủ thể
quyền phải thông báo cho người vi phạm trước khi gửi đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT, việc này gây mất nhiều thời gian cho quá trình thực hiện, phiền hà, thậm trí tạo điều kiện cho người vi phạm có thời gian để tẩu tán hàng hoá vi phạm; chưa có quy định rõ về hồ sơ yêu cầu xử lý của từng loại xâm phạm cụ thể đối với chủ thể quyền, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT, hoặc người thứ ba khác phát hiện hành vi xâm phạm; khó khăn trong việc xác định các thiệt hại mà hành vi xâm phạm đó gây ra cho xã hội, cho người tiêu dùng, thậm chí là cho chủ thể bị xâm phạm; chưa có sự đồng bộ giữa pháp luật về SHTT và pháp luật về cạnh tranh đối với thủ tục và thẩm quyền xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT.
Thứ hai: đối với việc xây dựng lực lượng, hiện nay lực lượng trực tiếp
tham gia việc thực thi quyền SHTT của thanh tra khoa học và công nghệ còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực thi trên thực tế, nhiều trường hợp các vụ việc bị kéo dài.
90
Thứ ba: về kiến thức chuyên môn và trình độ hiểu biết vế SHTT, lực
lượng trực tiếp thực thi trên thực tế còn thiếu kiến thức chuyên sau để xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT và kinh nghiệm xử lý các hành vi này, việc hạn chế đặc biệt rõ nét ở các địa phương trong cả nước; người dân còn thiếu hiểu biết và cũng chưa quan tâm đến việc bảo vệ và ngăn ngừa, loại bỏ những hành vi vi phạm về SHTT.
Thứ tư: Thiếu một cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan
có thẩm quyền xử lý, thực thi, việc này làm giảm hiệu quả thực thi và làm chậm
quá trình này, gây khó khăn tốn kém cho doanh nghiệp yêu cầu thực thi quyền.