Thực thi quyền SHTT đối với KDCN theo quy định của TRIPS

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 33 - 39)

TRIPS là hiệp định về các khía liên quan tới quyền Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên để việc khai thác các quyền thương mại đối với tài sản trí tuệ của chủ sở hữu, thì một điều quan trọng mà các quốc gia thành viên cần quan tâm là đảm bảo việc thực thi quyền có hiệu quả quyền SHTT nói chung và quyền đối với KDCN nói riêng, tuỳ theo thực tiễn pháp luật ở mỗi quốc gia thành viên, do vậy đối với phần thực thi quyền SHTT Hiệp định TRIPS dành hẳn cả phần III của Hiệp định để quy định về các nội dung liên quan đến thực thi quyền SHTT, phần này gồm 5 mục được quy định trong 20 điều, từ điều 41 đến điều 61 của Hiệp định, theo đó:

TRIPS quy định các thành viên phải có nghĩa vụ chung „„Các Thành viên phải bảo đảm rằng thủ tục thực thi quyền xác định cụ thể tại Phần này được quy định trong luật của mình để cho phép việc khiếu kiện hữu hiệu chống lại bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với quyền sở hữu trí tuệ được đề cập đến trong Thoả thuận này, bao gồm những chế tài kịp thời để ngăn chặn

28

vi phạm và những chế tài có tác dụng răn đe đối với những vi phạm tiếp theo. Các thủ tục đó phải được áp dụng theo cách tránh tạo ra hàng rào cản trở hoạt động thương mại hợp pháp và quy định các bảo hiểm chống lại sự lạm dụng các thủ tục đó. Các thủ tục liên quan đến việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải bình đẳng và công bằng. Các thủ tục đó không được phức tạp hoặc tốn kém, hoặc kéo theo những thời hạn bất hợp lý hoặc những chậm trễ không có lý do chính đáng. Các quyết định giải quyết vụ việc phải được thể hiện tốt nhất là bằng văn bản và nêu rõ lý do. Các quyết định đó được trao không chậm trễ ít nhất cho các bên tham gia vụ kiện. Quyết định giải quyết vụ việc phải dựa trên không chỉ chứng cứ mà các bên đều đã có cơ hội được trình bày. Các bên tham gia vụ kiện phải có cơ hội được đề nghị xem xét lại các quyết định hành chính cuối cùng bởi cơ quan xét xử và, tuỳ thuộc vào quy định về thẩm quyền tài phán của luật quốc gia của Thành viên liên quan đến tầm quan trọng của vụ án, ít nhất là xem xét lại các khía cạnh pháp lý của các quyết định xét xử vụ việc ở cấp sơ thẩm. Tuy nhiên, các Thành viên không có nghĩa vụ phải quy định một cơ hội để xem xét lại những quyết định vô tội trong các vụ án hình sự. Thoả thuận rằng Phần này không quy định bất kỳ nghĩa vụ nào về thiết lập một hệ thống tư pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ tách biệt với hệ thống tư pháp để thực thi luật nói chung, cũng không làm ảnh hưởng đến năng lực của các Thành viên trong việc thực thi luật của mình nói chung. Không một điều gì trong Phần này làm nảy sinh bất kỳ nghĩa vụ nào đối với việc phân chia các nguồn lực giữa việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi luật nói chung‟‟.

Các quy định về thực thi quyền SHTT đối với KDCN không được thiết lập thành các quy định riêng trong Hiệp định, mà các quy định đó được thiết lập, xây dựng trong tổng thể các quy định chung về thực thi quyền SHHH, trong đó KDCN là một đối tượng được bảo hộ trong phạm vi của quyền này.

29

Hiệp định TRIPS quy định về thực thi quyền SHTT thông qua các thủ tục và các biện pháp, chế tài dân sự, hành chính, thủ kiểm soát biên giới và thủ tục hình sự, nhằm đưa ra các biện pháp hiệu quả đảm bảo thực thi quyền SHTT.

Đối với các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thực hiện các thủ tục và các biện pháp chế tài dân sự hành chính , khi thực hiện biện pháp này , Hiệp định yêu cầu thủ tục phải được thực diện dựa trên các thủ tục đúng đắn và công bằng, ở đó các bên tham gia quá trình giải qu yết tranh chấp có quyền ngang nhau, có thể tự mình tham gia hoặc lựa chọn những người đại diện, cố vấn pháp l ý tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình, theo điều 42 Hiệp định [15], việc giải quyết được dựa trên cơ sở là các chứng cứ, các bên tự đưa ra chứng cứ để biện minh và bảo vệ minh trước bất kỳ yêu cầu hoặc phản đối nào của bên thứ hai khác. Các cơ quan hành chính và cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét vụ việc dựa trên các chứng cứ do các bên cung cấp, và các bên trong vụ việc đó phải tạo điều kiện cung cấp thông tin và cho phép các cơ quan tiến hành xử l ý vụ việc, các bên có liên quan có điều kiện được xác thực thông tin mà mình đã đưa ra. Đối với chức năng của Toà án trong việc thực thi quyền SHTT, Hiệp định quy định rằng các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh cho một bên trong vụ kiện chấm dứt sự xâm phạm, để cùng với các mục đích khác nhằm ngăn cản sự xâm nhập của hàng hoá nhập khẩu xâm phạm quyền SHTT vào các kênh thương mại trong phạm vi quyền hạn của mình ngay sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan. Các Thành viên của TRIPS không có nghĩa vụ quy định thẩm quyền đó đối với một đối tượng đang được bảo hộ do một người nhận được hoặc đặt hàng trước khi biết hoặc có căn cứ hợp lý để biết rằng kinh doanh đối tượng đó sẽ dẫn đến việc xâm phạm một quyền sở hữu trí tuệ.

Quy định về áp dụng các biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng là một phần trong các quy định của biện pháp Dân sự và hành chính, theo đó

30

Các cơ quan xét xử phải có quyền bắt buộc người vi phạm trả cho chủ thể quyền một khoản bồi thường thích đáng để bù lại thiệt hại mà chủ thể quyền đã phải chịu vì có hành vi xâm phạm đối với quyền mà người đó khi thực hiện có biết hoặc có cơ sở để biết hành vi xâm phạm. Các cơ quan xét xử phải có quyền bắt buộc người vi phạm trả cho chủ thể quyền những chi phí của chủ thể quyền, chi phí đó có thể bao gồm phí thích hợp cho luật sư. Trong các trường hợp thích hợp, các Thành viên có thể cho các cơ quan xét xử được quyền ra lệnh thu hồi các khoản lợi nhuận và/hoặc trả các khoản đền bù thiệt hại ấn định trước, kể cả trường hợp người xâm phạm khi thực hiện không biết hoặc không có căn cứ để biết hành vi xâm phạm. Bên cạnh biện pháp đền bù thiệt hại, Hiệp định cho phép cơ quan xét xử tiền hành áp dụng các biện pháp chế tài khác đối với hàng hoá vi phạm như “loại những hàng hoá mà họ cho là vi phạm khỏi các kênh thương mại mà không có bất kỳ sự bồi thường nào để tránh những thiệt hại gây ra cho chủ thể quyền hoặc tiêu huỷ hàng hoá đó” [15], trong những trường hợp khác thì có thể quyết định loại bỏ các công cụ phương tiện hoặc nguyên liệu tạo ra các hàng hoá vi phạm đó, nhằm ngăn chặn việc vi phạm tiếp theo.

Các biện pháp tạm thời cũng là một chế tài nằm trong nhóm các biện pháp có thể áp dụng của biện pháp dân sự và hành chính của cơ quan xét xử, theo đó các cơ quan xét xử phải có quyền đưa ra những biện pháp tạm thời một cách nhanh chóng và có hiệu quả: Để ngăn chặn việc xảy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hoá vào các kênh thương mại thuộc phạm vi quyền hạn của họ, kể cả hàng hoá nhập khẩu ngay sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan. Để giữ chứng cứ liên quan đến hành vi đang bị khiếu kiện là xâm phạm. Khi áp dụng biện pháp tạm thời, cơ quan tiến hành phải yêu cầu người nộp đơn cung cấp các chứng cứ để xác nhận với họ, chắc chắn rằng việc họ đưa ra yêu cầu là có

31

căn cứ, và người nộp đơn cũng phải trả các khoản tiền đặt cọc hoặc tiền bảo chứng để hạn chế việc lạm quyền tránh gây thiệt hại cho các chủ thể bị yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời, trường hợp sau khi áp dụng biện áp tạm thời mà các cơ quan tiến hành nhận thấy không có hành vi xâm phạm hoặc lệnh áp dụng biện pháp tạm thời bị vô hiệu, thì ngược lại, các cơ quan này có quyền yêu cầu người nộp đơn phải bồi thường thiệt hại do việc đưa ra yêu cầu của mình đối với chủ thể bị thiệt hại.

Các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới cũng là một giải pháp, theo đó để được áp dụng biện pháp này, chủ thể yêu cầu cũng phải nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực thi quyền hiệu quả, tránh phiền hà hoặc tránh lạm quyền từ phía người yêu cầu.

Các thủ tục hình sự , như là một chế tài mạnh mẽ được các quốc gia thành viên thừa nhận, để xử l ý những trường hợp việc vi phạm quyền SHTT có dấu hiệu hình sự, khi mà việc xử l ý bằng các biện pháp Dân sự và Hành chính, các biện pháp tạm thời, biện pháp Hải quan không có tác dụng hoặc thiếu tính dăn đe với người vi phạm. Khi ấy biện pháp hình sự với các mức hình phạt sẽ trở thành công cụ có tính răn đe cao, hạn chế, ngăn ngừa các hành vi tái phạm.

Đối với các Chủ thể quyền, Hiệp định quy định „„Các thành viên phải thiết lập cho chủ sở hữu quyền, những thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến việc thực thi bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào được quy định trong Hiệp định này. Bị đơn phải được quyền đuợc thông báo bằng văn bản kịp thời và đầy đủ các chi tiết bao gồm căn cứ của các yêu cầu‟‟ điều 42 Hiệp định [15]. Hiệp định quy định các chủ thể quyền có quyền sử dụng các biện pháp dân sự, để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của mình nhằm

32

ngăn chặn các hành vi xâm phạm và đảm bảo thực thi quyền, theo thủ tục dân sự này, các chủ thể quyền có thể tự mình tham gia tố tụng dân sự, hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình tham gia các thủ tục tố tụng dân sự để bảo vệ quyền lợi cho mình trước cơ quan xét xử và bên xâm phạm. Chứng cứ trong thủ tục tố tụng dân sự sẽ do các bên tự cung cấp và chứng minh, trường hợp vì bên bị đơn nắm giữa các chứng cứ quan trọng mà không cung cấp các chứng cứ đó một các hợp l ý, thì cơ quan tố tụng sẽ yêu cầu bên bị đơn phải cung cấp các chứng cứ đó, nếu từ chối cung cấp, thì cơ quan xét xử có thể căn cứ vào đó để tự ra quyết định bảo vệ cho bên nguyên đơn (bên chủ thể quyền). Trong thủ tục tố tụng dân sự, bên nguyên đơn có quyền yêu cầu mức bồi thường thiệt hại, cho những thiệt hại mà mình phải gánh chịu, bao gồm cả các chi phí liên quan đến thủ tục tố tụng và phí Luật sư, theo điều 45 Hiệp định [15].

Hiệp định cũng cho phép, chủ thể quyền sử dụng các biện pháp Hành chính, biện pháp kiểm soát biên giới, hoặc yêu cầu xử l ý hình sự đối với các trường hợp hàng hoá xâm phạm quyền SHTT. Biện pháp hành chính cùng với các biện pháp tạm thời về bảo vệ chứng cứ, ngăn chặn việc hàng hoá xâm phạm tiếp tục được lưu thông trên thị trường…, sẽ là những tiền đề, căn cứ quan trọng để sử dụng là chứng cứ trong thủ tục tố tụng dân sự, để xác định hành vi xâm phạm và yêu cầu sự bồi thường từ phía người vi phạm. Biện pháp kiểm soát hàng hoá tại biên giới cho phép các chủ thể quyền có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện việc tạm đình chỉ giải toả hàng hoá tại cơ quan Hải quan, theo điều 51 Hiệp định „„khi có những cơ sở hợp pháp để nghi ngờ rằng hoạt động nhập khẩu hàng giả nhãn hiệu hàng hoá hoặc hàng đánh cắp bản quyền có thể xảy ra, được nộp đơn cho các cơ quan có thẩm quyền, là cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử , yêu cầu cơ quan Hải

33

quan tạm đình chỉ việc giải toả hàng hoá đó vào lưu thông tự do. Các Thành viên có thể cho phép nộp đơn như vậy đối với những hàng hoá có chứa đựng những xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, với điều kiện các yêu cầu của Mục này được đáp ứng‟‟ [15]. Để đưa ra yêu cầu tạm đình chỉ giải toả hàng hoá tại cơ quan Hải quan này, Người yêu cầu phải thực hiện việc nộp một khoản tiền gọi là tiền cược hoặc tiền bảo chứng tương đương, theo điều 53 của Hiệp định. Nếu sau khi thực hiện việc tạm đình chỉ này, mà bên nộp đơn yêu cầu không chứng minh được, và cơ quan Hải quan cũng không tìm được chứng cứ để cho rằng việc nhập khẩu hàng hoá của bên nhập khẩu là hành vi xâm phạm quyền thì, cơ quan Hải quan có quyền yêu cầu bên nộp đơn phải bồi thường cho người nhập khẩu và chủ sở hữu hàng hoá bị cho là vi phạm, theo điều 56 của Hiệp định. Như vậy đối với các chủ thể quyền SHTT, Hiệp định cũng đưa ra các quy định nhằm đảm bảo cho các chủ thể này có thể chủ động thực hiện các hành động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình, chống lại các hành vi xâm phạm quyền, tăng cường việc đảm bảo hoạt động thực thi quyền SHTT.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 33 - 39)