Tăng cƣờng pháp luật về SHTT

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 53 - 55)

Chế độ SHTT của Singapore, theo đó quyền SHTT được bảo hộ bởi các đạo luật và các án lệ, bao gồm các đặc điểm cơ bản: Phù hợp với các tiêu

48

chuẩn của các điều ước quốc tế mà Singapore là thành viên; Các quyền có thể được đăng ký đơn giản bằng cách thông qua các cổng điện tử; các chế tài dân sự và hình sự hợp lý áp dụng đối với việc vi phạm phù hợp với các tiêu chuẩn mới nhất (ví dụ: những thiệt hại theo luật định vốn không thể định lượng một cách chính xác).

Nhận định về việc thực thi và hiệu quả thực thi quyền SHTT, Singapore cho rằng: nếu chỉ trông cậy vào việc thực thi có lẽ không phải là giải pháp hợp lý nhất, bởi trên thực tế, việc khám xét và tịch thu có thể ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ kinh doanh tiềm năng của các bên, trong khi đó các hành vi xâm phạm quyền vẫn có dấu hiệu gia tăng trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ suy thoái. Do vậy, giải pháp là phải tăng cường nhận thức và giáo dục về SHTT;

Hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng. Chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm khuyến khích công chúng tôn trọng SHTT và từ bỏ hành vi xâm phạm; quảng cáo và quảng bá rộng rãi; các thành viên bao gồm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo, các ngành công nghiệp sáng tạo, các tổ chức quốc tế, các ngành công nghiệp và khu vực tư nhân.

Hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức công chúng dành cho thế hệ trẻ: Sáng kiến về giáo dục và phổ biến kiến thức dành cho sinh viên và giáo viên; cung cấp các nguồn lực giáo dục dưới các hình thức khác nhau như học trực tuyến từ xa (e – learning), truyện tranh, các bài báo và đề cương các chương trình đang áp dụng đối với các trường học được thiết kế nhằm làm cho việc học SHTT trở nên dễ dàng và thú vị hơn [46].

Từ những nhận định nêu trên, các nhà hoạch định chính sách pháp luật đã đưa ra các định hướng tương lai: những bước phát triển mới về công nghệ tiếp tục đặt ra thách thức đối với khái niệm, học thuyết về quyền SHTT – tầm quan trọng của việc giữ cho pháp luật trung lập với công nghệ; cải cách pháp

49

luật được coi là nằm trong phạm vi giới hạn/ ngoại lệ về quyền SHTT đối với sự phát triển đó; vấn đề thực thi cũng được tiếp tục thảo luận và xem xét tại các diễn đàn quốc tế (như WIPO, TRIPS, APEC…)

Như vậy cần xem xét các yếu tố kinh tế xã hội khi xây dựng chính sách thực thi; các chế tài hình sự giúp chủ sở hữu quyền SHTT đấu tranh chống lại những người sản xuất hàng giả và những người vi phạm quyền SHTT một cách mạnh mẽ; giáo dục làm cho công chúng và cộng đồng doanh nghiệp nhận biết các tác hại của việc làm hàng giả và sao chép lậu là chiến lược thực thi dài hạn chính [46].

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 53 - 55)