Đối với Cơ quan Quản lý thị trƣờng:

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 93)

Thứ nhất: Về năng lực thực thi: Cho tới nay vẫn chưa có hệ thống cơ

sở dữ liệu đầy đủ về chống hàng giả, chống buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại khác, những cán bộ người mà trực tiếp làm công tác thực thi chưa sử dụng hệ thống thông tin một cách thường xuyên, trao đổi thông tin qua các phương tiện điện tử, khai thác thông tin từ internet, nên trong một số tình

88

huống việc tác nghiệp còn chậm, lúng túng trong việc xử lý các vi phạm; Trình độ chuyên môn, cũng như trình độ ngoại ngữ của các cán bộ còn rất hạn chế, nên chưa khai thác được thông tin trên internet, trong các tình huống phối hợp quốc tế còn gặp nhiều trở ngại về rào cản ngôn ngữ, việc hạn chế về ngôn ngữ cũng là nguyên nhân khiến cho việc tiếp cận thông tin, nhận định, hiểu và xử lý các thông tin có yếu tố nước ngoài còn chậm và chưa hiệu quả ; Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn về SHTT, về các đối tượng của quyền SHTT, còn hạn chế, cán bộ thiếu các kỹ năng, kinh nghiệm trong việc xác định hành vi vi phạm, lúng túng, sợ trách nhiệm, thiếu quuyết đoán trong các tình huống xử lý cụ thể, thiếu các kỹ năng, kinh nghiệm trong việc tư vấn cho các doanh nghiệp, cá nhân về các quy định SHTT; hệ thống ngành chưa có một hệ thống hiệu quả về khiếu nại, khiếu tố về xâm phạm quyền SHTT. Đào tạo về SHTT cho đến nay vẫn còn chưa đáp ứng được cho lực lượng Quản lý thị trường.

Thứ hai: Về phát triển nguồn lực, thiếu một hệ thống đào tạo bài bản

chính uy cho toàn bộ lực lượng như chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất, các tình huống cụ thể làm ví dụ minh hoạ…

Thứ ba: Về nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp và các cơ

quan quản lý Nhà nước. Việc nhận thức của các đối tượng này đối với tác hại

sâu xa của hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT đối với nền kinh tế, đối với xã hội và môi trường còn rất hạn chế; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc bảo hộ các đối tượng quyền SHTT của mình, tạo điều kiện cho người khác dễ dàng xâm phạm quyền, trong khi đó cũng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thì có xu hướng muốn lợi dụng thành quả lao động của người khác bằng cách bắt trước, làm giả hàng hoá để trục lợi. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp khi biết hàng hoá của mình bị làm giả, nhưng còn e ngại không công bố, sợ người tiêu dùng biết hàng hoá của mình bị làm giả, hành vi này góp phần tạo chỗ đứng cho hàng giả tồn tại.

89

Thứ tư: về điều kiện kinh tế xã hội, ở nước ta do điều kiện kinh tế còn

nghèo, đặc biệt là người dân sinh sống ở những vùng nông thôn, hiểu biết còn nhiều hạn chế, nên thường ham của rẻ, do vậy vô tình tiếp tay một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho hàng giả tồn tại và đi sâu vào cộng đồng; tâm lý của một bộ phận dân cư thích dùng hàng hiệu giá rẻ “Hàng nhái”, đã tạo đất sống, tạo nguồn cầu cho những người sản xuất hàng giả cung cấp các mặt hàng này. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chưa đủ nguồn lực để bảo vệ, tự bảo vệ mình trước các xâm phạm, nên trong nhiều trường hợp biết là bị xâm phạm, nhưng cũng không thể có biện pháp xử lý thích đáng và kịp thời, từ đó thiếu tính răn đe chung đối với những người sản xuất và tiêu thụ hàng giả.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 93)