Thực thi quyền SHTT đối với KDCN theo quy định của Hiệp định Nhật Bản và Việt Nam về đối tác kinh tế.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 49 - 52)

định Nhật Bản và Việt Nam về đối tác kinh tế.

Nhóm các biện pháp thực thi quyền SHTT được Hiệp định quy định gồm các điều 93, 94 và 95 của Hiệp định, theo đó Hiệp định quy định 3 nhóm biện pháp thực thi quyền SHTT gồm:

Thực thi bằng các biện pháp kiểm soát tại Biên giới, để quy định về các biện pháp thực thi kiểm soát tại biên giới Hiệp định lại viện dẫn đến các điều luật từ điều số 51 đến điều 60 của Hiệp định TRIPS để làm căn cứ cho các bên thực hiện. Điều này tiếp tục khẳng định vai trò to lớn, căn cứ pháp lý vững chắc của TRIPS đối với việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT ở các nước thành viên, nhằm tạo ra một khung pháp lý chung, thống nhất cho mọi nước thành viên. ‎Thực‎thi‎bằng‎các‎chế‎tài‎dân‎sự,‎Hiệp‎định‎không‎nêu‎chi‎tiết‎những‎ nội‎dung‎hoặc‎những‎tiêu‎chí‎cho‎việc‎hợp‎tác‎giữa‎hai‎quốc‎gia‎trong‎việc‎ thực‎thi‎quyền‎SHTT‎đối‎với‎KDCN‎bằng‎biện‎pháp‎dân‎sự,‎mà‎Hiệp‎định‎chỉ‎ nêu‎ra‎những‎điểm‎chung,‎mang‎tính‎chất‎nguyên‎tắc‎để‎các‎bên‎căn‎cứ‎vào‎ đó,‎áp‎dụng‎vào‎thực‎tiễn‎pháp‎luật‎của‎nước‎mình‎dựa‎trên‎Nguyên‎tắc‎đối‎ xử‎quốc‎gia‎và‎Nguyên‎tắc‎tối‎huệ‎quốc‎để‎đảm‎bảo‎việc‎thực‎thi‎quyền‎ SHTT‎đối‎với‎KDCN‎của‎các‎bên.

Hiệp định quy định mỗi bên phải đảm bảo rằng, chủ thể của quyền SHTT có quyền yêu cầu người xâm phạm phải thực hiện việc bồi thường đầy đủ các thiệt hại mà chủ sở hữu quyền đã phải gánh chịu do những hành vi xâm phạm quyền kia gây ra, khi những người xâm phạm biết rõ hoặc có điều

44

kiện để nhận biết về hành vi xâm phạm quyền của mình. Trong trường hợp do đặc thù của lĩnh vực này mà các thiệt hại khó chứng minh thì, khi hành vi xâm phạm quyền diễn ra, theo yêu cầu của bên bị thiệt hại, cơ quan tư pháp sẽ ấn định một mức phạt hợp l ý dựa trên toàn bộ các chứng cứ chứng minh được cung cấp và dựa trên thiệt hại kinh tế thực tế phải gánh chịu. Hiệp định cũng cho phép các chủ thể quyền được chủ động thực hiện các hành động, sử dụng các biện pháp thực thi để nhằm bảo vệ và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp xâm phạm quyền, yêu cầu bồi thường thiệt hại và loại bỏ các hàng hoá xâm phạm ra khỏi thị trường tiêu thụ.

Hiệp định bên cạnh việc quy định các nguyên tắc chung về thực thi quyền SHTT đối với KDCN bằng biện pháp dân sự, thì Hiệp định cũng đề ra yêu cầu đối với các bên, đó là các bên có nghĩa vụ hoàn thiện hệ thống tư pháp của nước mình theo hướng áp dụng chế tài dân sự một cách hiệu quả để ngăn cản các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Thực thi bằng biện pháp hình sự, Hiệp định cũng nêu lên các căn cứ để đảm bảo thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hình sự, theo đó Hiệp định viện dẫn quy định tại điều 61 của Hiệp định TRIPS làm căn cứ cho việc thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hình sự. Tuy nhiên, theo điều 61 của Hiệp định TRIPS thì chỉ có hành vi „„trong các trường hợp cố ý làm hàng giả nhãn hiệu hàng hoá hoặc vi phạm bản quyền với quy mô thương mại‟‟ [15]. Như vậy, ở đây Hiệp định chưa nêu rõ những hành vi xâm phạm quyền đối với các đối tượng khác của quyền SHTT như KDCN không bị coi là tội phạm và chưa có hình phạt, chế tài phạt tương ứng. Đây có thể coi là một điểm mà Hiệp định còn để mở cho các bên tự quy định những nội dung này, sao cho phù hợp với thực tiễn pháp luật và hoạt động thực thi quyền SHTT tại quốc gia mình. Đối với thực tiễn ở Việt Nam không chỉ những hành vi vi phạm quyền đối với

45

Nhãn hiệu hoặc bản quyền với quy mô thương mại mới là hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà ở Việt nam những vi phạm đối với KDCN, Sáng chế cũng là những hành vi nguy hiểm và phải bị coi là tội phạm để có các chế tài xử phạt, nhằm dăn đe chống tái phạm, gây thiệt hại kinh tế và uy tín cho các chủ thể khác.

Như vậy, hiệp định giữa Nhật Bản và Việt Nam về đối tác thương mại đã có những quy định cơ bản, nhằm tạo khung pháp lý cho việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT đối với KDCN của các bên, Hiệp định là sự khẳng định mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa chính phủ hai nước, giữa hai nền kinh tế cũng như mối quan hệ tốt đẹp song phương trong bối cảnh mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển sâu rộng, Nhật Bản là quốc gia phát triển trong hoạt động bảo hộ và thực thi quyền SHTT, Hiệp định đã đặt nền móng cho những sự hợp tác về quyền SHTT đối với hai nước trong tương lai, từ đó Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm qúy giá, cũng như tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ từ phía đối tác Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế và hoàn thiện pháp luật về SHTT.

46

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)