e) Đối với Cơ quan Toà Án:
3.3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thực thi quyền SHTT đối với KDCN.
SHTT đối với KDCN và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT.
3.3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thực thi quyền SHTT đối với KDCN. SHTT đối với KDCN.
Cơ chế thực thi quyền trong giai đoạn này ở Việt nam được quy định theo hướng phù hợp với TRIPS và phù hợp với yêu cầu thực tế của môi trường tại Việt Nam. Bởi vậy yêu cầu đặt ra đối với hệ thống pháp luật hiện
97
nay, đó là không ngừng củng cố hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của các cam kết quốc tế, tạo thuận lợi và hiệu quả thực thi ở trong nước.
Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền SHTT là một quá trình liên tục, có nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền SHTT. Trong những năm gần đây, chúng ta đang tích cực triển khai xây dựng hệ thống pháp luật về SHTT, về cơ bản hệ thống pháp luật này đã được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về SHTT và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do việc ban hành vào nhiều thời điểm khác nhau nên hệ thống pháp luật chưa được đồng bộ, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Mặt khác, việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền SHTT của chúng ta chưa được như mong muốn do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, đòi hỏi chúng ta cần sớm có biện pháp khắc phục. Có thể thấy, với hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền SHTT là chưa tương xứng, đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu để có giải pháp tháo gỡ.
Bản chất của quyền SHTT là quyền sở hữu các loại tài sản vô hình. Vì vậy, trình tự dân sự cần phải được áp dụng một cách triệt để và phổ biến nhằm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến loại tài sản này. Do vậy, cần chấn chỉnh lại toàn bộ các quy phạm về các chế tài bảo đảm thực thi theo hướng lấy trình tự dân sự làm biện pháp chủ yếu trong việc điều chỉnh quan hệ về SHTT. Chế tài hành chính chỉ được áp dụng như là một biện pháp bổ sung cho chế tài dân sự. Bên cạnh các quy định về mức phạt và biện pháp xử lý hành chính, cần có các quy định rõ ràng, cụ thể về điều kiện áp dụng chế tài này để chống khuynh hướng lạm dụng biện pháp hành chính như hiện nay.
98
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sự hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quan trọng hơn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, trong thời gian tới cần tiến hành một số giải pháp sau:
Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay. Hiện nay, các quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn các điểm yếu, dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ. Đây là một trong những bất lợi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế.
Đối với pháp luật dân sự, pháp luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, cần
tiếp tục tổng kết thực tiễn thi hành những năm qua để bổ sung các quy định đầy đủ và cụ thể hơn, pháp điển hoá các quy định, các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tham gia bảo hộ quyền sở hữu của mình đối với tài sản sở hữu trí tuệ. Cần đảm bảo nguyên tắc đền bù thiệt hại thoả đáng cho người có quyền bị xâm phạm và coi vịêc đền bù thiệt hại là biện pháp chính làm nản chí người xâm phạm (bằng mức đền bù cao gấp nhiều lần giá trị xâm phạm).
Đối với pháp luật hình sự và pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính, Ngày 20 tháng 6 năm 2012 vừa qua, Quốc Hội đã thông qua Luật xử lý
vi phạm hành chính, với các quy định mới này hy vọng sẽ có những biểu hiện tích cực trong quá trình thực thi và giải quyết xâm phạm về SHTT, theo đó xem xét điều chỉnh cách tính mức phạt phải cao hơn, nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm, sao cho mức phạt tối thiểu cũng phải cao hơn lợi nhuận xác định được do hành vi vi phạm gây ra. Quy định lại chức năng xử phạt hành chính của các cơ quan thực thi pháp luật theo hướng giảm bớt đầu mối
99
và tăng cường vai trò tổ chức chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT đối với hoạt động thực thi quyền SHTT.
Đối với biện pháp hình sự, đề nghị xem xét và ban hành các quy định phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế, nhưng cũng phải xem xét đến yếu tố đặc thù của nội địa, theo đó Bộ luật Hình sự của Việt Nam vừa được sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên như vậy không có nghĩa chính sách về SHTT của chúng ta đã thực sự hoàn chỉnh. Có thể nêu ra một ví dụ điển hình sau đây.
Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999 coi hành vi vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng... là tội phạm hình sự. Nhưng trong tháng 6/2009, Quốc hội đã biểu quyết sửa đổi Bộ luật Hình sự (phần tội phạm về SHTT) theo hướng giảm nhẹ, trong đó nêu rõ:
„„Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm”.
Như vậy, Bộ luật Hình sự sửa đổi chỉ coi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (3 trong nhiều đối tượng của quyền SHTT) là tội phạm, trong khi những hành vi xâm phạm các đối tượng còn lại của quyền SHTT, dù gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đều không bị coi là tội phạm. Trong đó, cần lưu ý rằng, việc đánh cắp sáng chế là vô cùng dễ dàng, bởi để một giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền sáng chế thì các thông tin về nó phải được công khai. Điều 51 Hiệp định TRIPS quy định rõ về những nội dung liên quan đến các biện pháp xử lý các hành vi xâm
100
phạm quyền, trong đó để mở cho các quốc gia thành viên tự quy định về các tội phạm liên quan đến quyền SHTT, mà không chỉ riêng 3 đối tượng là Nhãn hiệu, bản quyền và Chỉ dẫn địa lý.