Bảo hộ quyền SHTT đối với KDCN theo quy định của TRIPS:

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 31)

Sự ra đời của Hiệp định TRIPS là để đảm bảo cho việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, góp phần thúc đẩy việc cải tiến và chuyển giao công nghệ trên thế giới; đem lại lợi ích chung cho người tạo ra công nghệ và người sử dụng kiến thức công nghệ, tạo sự công bằng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, cũng như lợi ích cho toàn nhân loại.

26

Xuất phát từ hai mục tiêu đó, nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS được thể hiện rất rõ theo hai khía cạnh. Một là, Hiệp định TRIPS định ra những tiêu chuẩn mang tính tối thiểu về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên. Các tiêu chuẩn này bao gồm cả những tiêu chuẩn được dẫn chiếu tới các tiêu chuẩn có sẵn trong các công ước Paris, Công ước Berne, Hiệp ước Washington, Hiệp ước IPIC. Các tiêu chuẩn tối thiểu (minimum standards) có nghĩa là các nước thành viên có thể thực hiện một sự bảo hộ lớn hơn mức tối thiểu trên cơ sở các nguyên tắc của Hiệp định TRIPS

Đối với kiểu dáng công nghiệp, các quốc gia thành viên có thể quy định

không áp dụng việc bảo hộ cho các kiểu dáng mà hình dáng chủ yếu của nó là do các đặc tính kỹ thuật và chức năng quyết định. Các nước thành viên cũng được tự do bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thông qua luật bản quyền hoặc luật riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định tính mới, tính sáng tạo đối với các kiểu dáng hàng dệt may, các quốc gia phải có những quy định pháp luật hợp lý, tránh làm cho thủ tục đề nghị đăng ký bảo hộ quá tốn kém, phức tạp, không làm mất cơ hội tìm kiếm và đạt được sự bảo hộ đó. Điều 26 của hiệp định TRIPS quy định các thành viên phải có nghĩa vụ dành cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ quyền cấm bên thứ ba sản xuất, tiêu thụ hoặc nhập khẩu những hàng hoá sao chép một phần cơ bản hoặc toàn bộ kiểu dáng được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó, vì mục đích thương mại. Thời hạn bảo hộ quy định tối thiểu là 10 năm.

Với những yêu cầu của TRIPS đối với việc bảo hộ KDCN, Luật SHTT của Việt Nam cũng đã có những quy định phù hợp với những tiêu chí này, như việc áp dụng các tiêu chuẩn bảo hộ KDCN ở Việt Nam theo điều 69 Luật SHTT, theo đó KDCN được bảo hộ phải có tính mới, tính sáng tạo và khả

27

năng áp dụng công nghiệp. Bảo hộ KDCN là bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm và một yêu cầu bắt buộc đó là phải nhìn thấy được trong quá trình sử dụng và đó không phải là do các đặc tính kỹ thuật mang lại. Thời hạn bảo hộ một KDCN tại Việt Nam cũng được quy định tối đa là 15 năm (tuỳ thuộc vào yêu cầu xin gia hạn của chủ sở hữu), như vậy so với yêu cầu tối thiểu của TRIPS về thời hạn bảo hộ là 10 năm, Việt Nam đã tăng thời gian bảo hộ cho các chủ thể quyền thêm 5 năm so với TRIPS, điều này tạo cơ hội và điều kiện cho các chủ thể quyền khai thác quyền thương mại tối đa đối với tài sản trí tuệ của mình, nhằm bù đắp các chi phí đã bỏ ra để nghiên cứu và phát triển các KDCN đó, hoặc tạo ra những khoản lợi nhuận thương mại từ việc phát triển tài sản trí tuệ này.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 31)