Hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng là thách thức đối với Việt Nam trong quá trình gia nhập sân chơi chung của nền kinh tế thế giới. Một trong những thách thức lớn và cấp thiết đó là việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT trong đó có việc thực thi quyền SHTT đối với KDCN.
Điểm quan trọng nhất của Hiệp định BTA, là việc Hiệp định này đã quy định chi tiết các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với các đối tượng của quyền SHTT trong đó có các quy định đối với KDCN, và phương pháp thực thi quyền SHTT. Nhìn chung các quy định về bảo hộ quyền SHTT nói chung trong đó có KDCN của Việt đã tương đối phù hợp và tương đồng với các tiêu chuẩn tối thiểu này, trong đó các quy định về thực thi quyền SHTT của Việt Nam qua nhiều năm xây dựng và phát triển cũng đã khá đầy đủ, tuy nhiên cũng cần phải xem xét và bổ sung thêm một số các quy định mới để có những chế tài kịp thời, đủ mạnh và hợp lýđể đảm bảo việc thực thi quyền được hiệu quả, công bằng tránh tình trạng xâm phạm quyền khá phổ biến như hiện nay. Ví dụ: theo quy định của Hiệp định BTA, chúng ta phải quy định chi tiết các thủ tục tố tụng để đảm bảo quyền của chủ sở hữu đối tượng SHTT trong đó có KDCN, bao gồm quyền yêu cầu Toà án ra lệnh bị đơn phải cung cấp đầy đủ
35
những chứng cứ, hoặc quyền ra bản án mà không cần nguyên đơn cung cấp đầy đủ chứng cứ nếu bị đơn cố tình không cung cấp đủ chứng cứ theo yêu cầu của Toà, quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần khởi kiện, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại có thể không bắt buộc phải tính toán chính xác trong một số trường hợp xâm phạm mà khó xác định giá trị. Hàng hoá xâm phạm là hàng giả thì phải bắt buộc tịch thu tiêu huỷ. Việc áp dụng quy định “Loại bỏ yếu tố xâm phạm” đối với hàng giả chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Đây là những quy định mà cần được áp dụng vào Việt Nam để đảm bảo việc thực thi quyền được hiệu quả, theo quy định của Hiệp định BTA thì những nội dung này cần được bổ sung và đưa vào pháp luật Việt Nam trong vòng 2 năm kể từ ngày 10/12/2001 [17]. Bên cạnh đó các chế tài về hình sự đối với các tội xâm phạm quyền SHTT cũng phải tương ứng với các tội phạm khác gây thiệt hại có cùng mức độ nghiêm trọng.
Hiệp định BTA cũng quy định cụ thể các biện pháp thực thi quyền SHTT tại biên giới, bao gồm việc bắt giữ hàng hoá xâm phạm tại cửa khẩu (không quá 10 ngày, khi gia hạn phải có lệnh của cơ quan có thẩm quyền), kê khai đăng kiốđy SHTT tại cửa khẩu để hải quan bảo vệ, theo dõi [17].
Hiệp định cũng quy định một số ngoại lệ, trong trường hợp một số đối tượng sử dụng các đối tượng quyền SHTT để học tập nghiên cứu mà không nhằm mục đích thương mại vụ lợi, và không ảnh hưởng đến quyền của chủ sở hữu thì không cần xin phép chủ sở hữu, tác giả mà không bị coi là hành vi xâm phạm quyền [17].
Hiện nay theo cam kết của Việt Nam về việc sẽ xây dựng khung pháp luật về sở hữu trí tuệ theo quy định của Hiệp định TRIPS. Nếu có mâu thuẫn về nội dung giữa Hiệp định bảo hộ bản quyền Việt Nam - Hoa Kỳ và Pháp luật trong nước, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ chiếm ưu thế. Đến nay,
36
Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh và tương đối đầy đủ các cam kết quốc tế này, tạo thuận lợi cho việc hợp tác và phát triển hoạt động bảo hộ cũng như thực thi quyền SHTT tại Việt Nam và ở nước ngoài.
Như vậy thoả mãn các yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ là điều không đơn giản. Vấn đề hiện nay được đặt ra là làm thế nào để “tận dụng những thuận lợi và thời cơ, khắc phục những khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện Hiệp định.” (trích Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định ngày 28/11/2001).