Giai đoạn trƣớc năm 2005:

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 71 - 75)

Nghiên cứu quá trình hình thành và xây dựng pháp luật về SHTT nói chung và đối với KDCN nói riêng sẽ cho chúng ta có được cái nhìn chung về nhận thức và sự quan tâm, tầm quan trọng của pháp luật về SHTT đối với đời sống xã hội. Khi đánh giá thực trạng xây dựng văn bản pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với KDCN với ý nghĩa là một bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động của Nhà nước nhằm xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, không thể không nhìn ngược về lịch sử hình thành các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, trong thời kỳ đổi mới và thời điểm hiện nay.

Hệ thống các VBQPPL có liên quan đến hoạt động thực thi quyền SHTT đối với KDCN bao gồm:

Nếu như các đối tượng khác của quyền SHTT như Nhãn hiệu, sáng chế, quyền tác giả được pháp luật quan tâm khá sớm và từ đó đã hình thành nên các quy định để điều chỉnh những quan hê pháp luật này như: Luật Văn bằng phát minh được Người Pháp tuyên bố áp dụng dân luật Pháp ở Nam Kỳ (ban hành ngày 23 tháng 6 năm 1893) thì cho đến nay, Việt Nam đã có hơn một trăm năm lịch sử làm quen với pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ [24, tr. 263]. Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, chế độ Việt Nam Cộng hoà chỉ ban hành

66

hai đạo luật về phát minh và nhãn hiệu thương mại mà không có văn bản nào trực tiếp quy định về KDCN, ở miền Bắc phải mãi đến những năm 80, những văn bản đầu tiên về sáng chế theo mô hình pháp luật của Liên Xô cũ mới được ban hành ở Việt Nam. Ví dụ như Nghị định số 31/CP ngày 31 tháng 1 năm 1981 ban hành Điều lệ về cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất và sáng chế, Nghị định số 197/HĐBT ngày 14 tháng 12 năm 1988 ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, v.v. Tác giả sáng kiến, sáng chế được cấp bằng tác giả sáng kiến hoặc bằng tác giả sáng kiến (xem điều 8 và điều 14 Nghị định 31/CP ngày 31/1/1981). Chỉ một số ít sáng chế mới được cấp bằng sáng chế độc quyền. Quyền lợi vật chất mà các tác giả được hưởng là tiền thưởng với mức thưởng do thủ trưởng các cấp quy định và không vượt mức tối đa (điều 40 và điều 41 Nghị định 31/CP ngày 31/1/1981). Như vậy, lợi ích mà các tác giả có được chủ yếu là lợi ích về tinh thần, cũng từ đó cho chúng ta thấy được sự quan tâm của Nhà nước, của xã hội đối với KDCN còn rất hạn chế ở thời điểm này, chưa có bất kỳ văn bản chính thức và trực tiếp nào quy định và bảo hộ cho đối tượng này. Phải tới năm 1988 Việt nam mới ban hành Nghị định số 85/ HĐBT (13 tháng 05 năm 1988) về điều lệ KDCN.

Năm 1989, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và đòi hỏi thể chế pháp luật cho chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, Hội đồng Nhà nước (nay là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) đã ban hành Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Việc ban hành này mở ra một giai đoạn mới cho việc xây dựng văn bản pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam với những kết quả sau:

Năm 1992, quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được ghi nhận và bảo hộ ở văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, đó là Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 60 của Hiến pháp năm 1992 chỉ rõ “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, cải

67

tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” [30]. Với việc ghi nhận ở văn bản pháp lý cao nhất này, mở ra tương lai phát triển cho hoạt động SHTT và cũng là sự kiện đánh dấu nhận thức của Nhà nước, chính quyền và xã hội đối với tầm quan trọng và vị trí của SHTT trong đời sống xã hội.

Khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành, quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ đã được cụ thể hoá và được tiếp cận dưới góc độ dân sự. Các quy phạm về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hệ thống hoá thành một phần của Bộ luật Dân sự, phần thứ sáu về Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ với 61 điều. Lần đầu tiên Việt Nam thừa nhận quyền sở hữu trí tuệ như một quyền dân sự như điều 804 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định “người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác trong thời hạn bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu… thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” [28]. Những quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật này được coi là đã đánh dấu một bước phát triển mới trong việc xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nói chung và thực thi quyền đối với KDCN nói riêng. Điều này cũng có nghĩa là các hoạt động của Nhà nước nhằm xây dựng hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã được chú trọng, bắt đầu bằng việc xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tiếp đến là các quy định, chế tài về đảm bảo thực thi quyền một cách hiệu quả.

Sau này, nhiều văn bản dưới luật quy định chi tiết về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ lần lượt ra đời, góp phần hoàn chỉnh thêm hệ thống quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Trong số các văn bản đó, đáng kể nhất là Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Nghị định số 12/1999/NĐ-CP

68

(06.03.1999) về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được ban hành, đánh dấu sự ra đời của các công cụ, chế tài đảm bảo việc thực hiện và thực thi pháp luật về SHTT tại Việt nam. Nghị định số 54/2000/NĐ-CP (03.10.2000) về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp, đánh dấu sự ra đời của các quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT ở Việt nam, góp phần hạn chế các hành vi xâm phạm quyền của các chủ thể. Nghị định số 06/2001/NĐ-CP (01.02.2001) về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Thông tư 29/2003/TT-BKHCN hướng dẫn các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN, thông tư được ban hành đã tạo những cơ sở pháp l‎iv‎ohc‎yệc đăng k‎l‎cáx‎yập quyền SHTT đối với KDCN làm tiền đề cho việc thực thi bảo hộ quyền SHTT đối với KDCN tại Việt nam.

Bộ luật hình sự năm 1999 ban hành ngày 21 tháng 12 năm 1999 quy định 4 loại tội về SHCN gồm các điều 156, 157, 158 và 171. Với các quy định này, lần đầu tiên Việt nam coi các hành vi xâm phạm quyền SHTT là tội phạm và đưa ra các mức hình phạt đối với loại tội phạm này.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2004 đã quy định trình tự, thủ tục tố tụng đối với các vụ việc tranh chấp, tố cáo về SHTT ở Việt nam.

Từ việc phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn từ năm 1989 - những năm sau thời kỳ đổi mới, từ nền kinh tế kế hoạch hoá phi thị trường sang nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần kinh tế - cho đến trước năm 2005 - năm ban hành Luật Sở hữu trí tuệ đầu tiên của Việt Nam - đã từng bước được Nhà nước Việt Nam quan tâm xây dựng. Điều này đã góp phần hỗ trợ nhất định cho hoạt động sáng tạo nói chung và cho tài sản trí tuệ dần dần được hình

69

thành và được bảo vệ, cũng như có cơ sở pháp lý cho việc thực thi quyền SHTT đối với KDCN tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)