Bảo hộ quyền SHTT đối với KDCN theo quy định của Hiệp định

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 47 - 49)

Bằng việc xây dựng các quy định tại Chương 9 của Hiệp định Nhật Bản và Việt Nam, đã tạo cơ sở cho việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT giữa hai quốc gia, tạo ra cơ sở pháp lý cho việc hợp tác,‎hỗ‎trợ‎và‎phát‎triển‎tài‎sản‎trí‎ tuệ‎của‎hai‎bên,‎Hiệp‎định‎bao‎gồm‎những‎nội‎dung‎quy‎định‎về‎bảo‎hộ‎và‎ đảm‎bảo‎thực‎thi‎quyền‎SHTT‎nói‎chung‎và‎đối‎với‎KDCN‎nói‎riêng.‎‎

Ở phần quy định chung, Hiệp định quy định „„Các bên dành và đảm bảo sự bảo hộ đầy đủ có hiệu quả và không phân biệt đối với quyền SHTT, tăng cường hiệu quả và tính minh bạch trong việc quản lý hệ thống bảo hộ SHTT và quy định các biện pháp bảo đảm thực thi quyền SHTT một cách đầy đủ và có hiệu quả nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền, giả mạo và sao chép lậu‟‟ [16], với quy định này, phần thực thi quyền SHTT sẽ là một trong những nội dung quan trọng được hiệp định đề cập đến, theo đó hai bên sẽ thống nhất các quy định trong việc bảo hộ, phối hợp thực thi quyền SHTT nhằm chống lại các hành vi xâm phạm. Các bên cũng nhấn mạnh về nghĩa vụ tuôn thủ các quy định tại chương này của Hiệp định và các quy định của pháp luật quốc tế, trong đó Hiệp định TRIPS được coi là những nội dung, căn cứ cơ bản và tối thiểu để các bên thực hiện việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT.

Đối với KDCN, Hiệp định quy định: Mỗi bên đảm bảo sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả đối với KDCN phù hợp với điều 25 và 26 của Hiệp định TRIPS, theo đó :

„„Điều 25 quy định về Các yêu cầu bảo hộ

1. Các Thành viên phải bảo hộ những kiểu dáng công nghiệp được tạo ra một cách độc lập mà là mới hoặc nguyên gốc. Các Thành viên có thể quy định

42

rằng kiểu dáng không là mới hoặc nguyên gốc nếu chúng không khác biệt cơ bản với những kiểu dáng đã biết hoặc sự kết hợp của những đặc điểm kiểu dáng đã biết. Các Thành viên có thể quy định rằng việc bảo hộ này không được mở rộng đến các kiểu dáng chủ yếu được xác định bởi sự cân nhắc kỹ thuật hoặc chức năng.

2. Mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đối với bảo hộ kiểu dáng hàng dệt, đặc biệt về chi phí, xét nghiệm hoặc công bố, không ảnh hưởng một cách bất hợp lý đến cơ hội tìm kiếm và nhận được sự bảo hộ. Các Thành viên được tự do thực hiện nghĩa vụ này thông qua Luật Kiểu dáng Công nghiệp hoặc Luật Bản quyền.

Điều 26 Bảo hộ

1. Chủ sở hữu của một kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ phải có quyền cấm những người khác không được sự đồng ý của chủ sở hữu mà sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao chép hoặc cơ bản là một bản sao chép của kiểu dáng đang được bảo hộ đó, khi các hành vi nói trên được thực hiện nhằm mục đích thương mại.

2. Các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ hạn chế đối với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường những kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý đến các lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng đang được bảo hộ, có lưu ý đến lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

3. Thời hạn bảo hộ có thể cấp được phải kéo dài ít nhất là 10 năm.‟‟ [15].

Như vậy những tiêu chuẩn chung của tổ chức WTO cũng đã được các bên coi là căn cứ và áp dụng trong Hiệp định song phương này, điều này một mặt thể hiện sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật quốc tế cũng như

43

tuân thủ các cam kết khi gia nhập WTO của các bên, mặt khác thể hiện phù hợp của các quy định của TRIPS đối với thực tiễn thực thi quyền SHTT ở các quốc gia thành viên [15].

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)