Thực thi quyền SHTT theo quy định của chỉ thị 2004/48/CE của Liên minh Châu Âu.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 57 - 59)

Liên minh Châu Âu.

Để xây dựng cơ chế cho việc thực thi quyền SHTT tại Liên minh Châu Âu, Liên minh này đã ban hành chỉ thị số 2004/48/CE nhằm mục đích hạn chế tối đa sự khác biệt trong pháp luật của các quốc gia thành viên về thực thi quyền SHTT. Bởi vì, tính đến thời điểm đó, pháp luật của các quốc gia thành viên về SHTT vẫn có nhiều sự khác biệt, sự khác biệt này sẽ gây khó khăn cho việc thực thi quyền SHTT trong khu vực thị trường chung Châu Âu.

Hầu hết các lĩnh vực của quyền SHTT, trừ việc cấp bằng Sáng chế là đều có văn bản điều chỉnh, ví dụ quy chế của Liên minh Châu Âu về chỉ dẫn địa lý, quy chế của liên minh Châu Âu về nhãn hiệu, KDCN …, điều này có nghĩa là đã có một khung pháp lý chung và tối thiểu đối với việc bảo hộ các đối tượng quyền SHTT ở liên minh Châu Âu, vấn đề là phải hài hoà hoá những quy định này để khi áp dụng và thực thi được thống nhất và hiệu quả trong toàn Liên minh. Hơn nữa đây cũng là một công cụ để giúp Liên minh vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn hoạt động bảo hộ và thực thi quyền SHTT.

Chỉ thị 2004/48/CE điều chỉnh vấn đề thực thi quyền SHTT trong tất cả các lĩnh vực của quyền SHTT, cụ thể là Nhãn hiệu, Quyền tác giả, Sáng chế, KDCN…, các biện pháp, chế tài dân sự nhằm đảm bảo việc thực thi quyền SHTT. Mục đích của Chỉ thị này là nhằm hạn chế sự khác biệt trong pháp luật của các nước thành viên, cũng như nhằm đưa ra những quy định mang tính chất nguyên tắc mà tất cả các nuớc thành viên phải tuân thủ. Tuy nhiên, điều này sẽ không cản trở các quốc gia thành viên trong việc thực thi quyền SHTT một cách hiệu quả, bởi vì những quy định trong Chỉ thị này chỉ mang tính chất nguyên tắc nên sẽ dễ dàng thích nghi và áp dụng vào pháp luật của từng Nước mà không gặp trở ngại nào lớn [27].

52

Ở Liên minh Châu Âu, văn bản quy phạm pháp luật có hiệu là luật được chia làm hai loại: loại VBQPPL được áp dụng trực tiếp trong lãnh thổ các quốc gia thành viên, loại văn bản này còn được gọi là Quy chế (Règlement) và loại thứ hai không có hiệu lực trực tiếp, được gọi là các Chỉ thị (Directive). Các Chỉ thị thường đưa ra các những quy định mang tính chất nguyên tắc, sau đó tiến hành chuyển hoá Chỉ thị đó vào pháp luật của quốc gia cho phù hợp. Do vậy, đối với trường hợp VBQPPL là Chỉ thị thì cần có thời gian để các quốc gia thành viên chuyển hoá Chỉ thị đó vào pháp luật quốc gia.

Chỉ thị 2004/48/CE đã đưa ra những quy định tối thiểu về vấn đề bồi thường thiệt hại, phương tiện chứng minh, các thủ tục dân sự nói chung, bên cạnh đó còn có các nội dung quy định về việc công bố công khai các quyết định tư pháp trong lĩnh vực SHTT, các quy định về hợp tác giữa các quốc gia thành viên.

Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực dân sự, Chỉ thị quy định pháp luật của tất cả các quốc gia thành viên trong Liên minh phải quy định rằng, chủ thể xâm phạm quyền SHTT phải bồi thường cho chủ thể bị xâm phạm những khoản sau: khoản lợi nhuận bị mất do hành vi xâm phạm; khoản bồi thường cho việc danh tiếng bị ảnh hưởng do hành vi xâm phạm; khoản tiền bồi thường quyền tinh thần chủ thể quyền SHTT, các chi phí khác như tiền thù lao thuê luật sư, tiền án phí… [27]

Đối với vấn đề chứng cứ, Chỉ thị quy định rằng pháp lụât của tất cả các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng thẩm phán có quyền tịch thu các sản phẩm bị coi là xâm phạm quyền SHTT để sử dụng làm chứng cứ [27]. Ngoài ra, Chỉ thị còn quy định pháp luật của các nước thành viên phải cho phép thẩm phán có quyền thu thập các thông tin, tài liệu về ngân hàng, tài chính hoặc thương mại để phục vụ việc điều tra những hành vi xâm phạm quyền khi có các vụ việc liên đới.

53

Chỉ thị này cũng quy định về các biện pháp tạm thời để ngăn ngừa hành vi tiêu huỷ, tẩu tán tang vật hoặc chạy trốn, quản lý ngân hàng, quản lý tài khoản ở nước ngoài.

Ngoài ra, Chỉ thị còn quy định một số vấn đề khác như: việc công bố công khai các bản án, quyết định của Toà án về các vụ việc trong lĩnh vực SHTT, suy đoán về việc xác định tác giả hoặc chủ thể quyền SHTT; về việc xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử về bảo hộ quyền SHTT, có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của các quốc gia thành viên; và cuối cùng, Chỉ thị cũng quy định về vấn đề hợp tác trong lĩnh vực SHTT giữa các quốc gia thành viên [27].

Đánh giá một cách tổng thể, Chỉ thị này là cơ sở cho việc đảm bảo thực thi quyền SHTT ở Liên minh Châu Âu, cũng như tạo ra một cơ chế hợp tác chung giữa các quốc gia thành viên, với mục đích không tạo ra sự khác biệt trong việc áp dụng các quy định về việc ngăn ngừa và xử lý những hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 57 - 59)