của Hiệp định BTA.
Hiệp định BTA đưa ra một số các biện pháp để đảm bảo thực thi quyền SHTT bao gồm :
Thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự và hành chính (Điều 12, chương 2) [17], theo đó các bên có quyền tham gia các thủ tục tố tụng dân sự để thực thi các quyền SHTT, bị đơn trong thủ tục tố tụng dân sự có quyền được thông báo bằng văn bản về các khiếu kiện và cơ sở của những khiếu kiện đó, để đảm bảo việc tham gia kịp thời vào các thủ tục tố tụng dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Các bên trong vụ kiện dân sự cũng có thể tự mình hoặc thông qua luật sư đại diện để bảo vệ quyền lợi trước cơ quan tố tụng và phía bên kia. Các bên được quyền cung cấp các chứng cứ, luận chứng để chứng minh cho yêu cầu, quyền lợi của mình, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu giám định để xác định hành vi và đối tượng xâm phạm. Nếu chứng cứ do một bên nắm giữ mà bên đó từ chối không cung cấp và không cho tiếp cận, thì các bên vẫn có quyền giải thích và đưa ra các lý lẽ bảo vệ, tuy nhiên Toà án vẫn có thể ra một phán quyết nếu phía nguyên đơn không thể cung cấp đủ các chứng cứ
37
chứng minh cho yêu cầu của mình, mà các chứng cứ đó do bên bị đơn nắm giữ và không cung cấp.
Thực thi bằng biện pháp tố tụng dân sự và hành chính cũng quy định các biện pháp đảm bảo thực thi như buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại , buộc bên gây thiệt hại phải trả các chi phí cho việc tố tụng bao gồm cả chi phí hợp l ý cho việc thuê luật sư, trường hợp các bên lạm dụng các biện pháp thực thi mà gây thiệt hại thì cũng phải thực hiện các khoản bồi thường tương ứng. Trường hợp nếu các thiệt hại không thể tính toán được một cách chi tiết thì cơ quan có thẩm quyền có thể ấn định một mức phạt hợp lý đối với từng vụ việc cụ thể. Bên cạnh đó nhằm ngăn ngừa một cách có hiệu quả hành vi xâm phạm quyền như làm hàng giả, Hiệp định BTA quy định thêm các biện pháp xử lý khác như: xử lý ngoài kênh thương mại, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào đối với hàng hoá, thực hiện việc tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm để giảm tối đa nguy cơ gây thiệt hại cho bên có quyền. Biện pháp xử lý ngoài kênh thương mại mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào đối với nguyên liệu, nguyên liệu, công cụ để tạo ra hàng hoá đó, nhằm hạn chế nguy cơ gây thiệt hại cho chủ thể quyền [17]. Hiệp định cũng quy định về việc miễn trách nhiệm cho các cơ quan và các cá nhân thi hành Luật pháp, nhằm hạn chế trách nhiệm cá nhân, để cho các cơ quan, tổ chức này có đủ quyền lực, có đủ sự nhanh chóng và hiệu quả khi thực hiện xử l ý các hành vi xâm phạm quyền.
Thực thi bằng các thủ tục tố tụng Hình sự và Hình phạt (Điều 14, chương 2) [17], cũng tương tự như TRIPS, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng coi những hành vi xâm phạm quyền đối với Nhãn hiệu và bản quyền tác giả trong trường hợp cố ý làm giả nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả vì mục đích thương mại. Như vậy, Hiệp định không quy định rõ những hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN là tội phạm. Hiệp định để ngỏ cho các bên tự
38
quy định về những hành vi vi phạm những quyền khác của quyền SHTT, bao gồm cả KDCN có bị coi là tội phạm hay không? Theo khoản 3 điều 14, chương 2 Hiệp định [17]. Điểm này cho thấy, quy định này tương đối mở so với thực tế thi hành tại Việt Nam, một thị trường mới với nhiều những hành vi xâm phạm quyền nguy hiểm đối với các đối tượng của quyền SHTT trong đó có KDCN, hành vi đó phải bị coi là tội phạm và phải bị trừng phạt để dăn đe và hạn chế xâm phạm nhằm bảo vệ lợi ích của bên có quyền và lợi ích của xã hội.
Thực thi bằng biện pháp „„Thực thi quyền SHTT tại biên giới‟‟. Hiệp định quy định về biện pháp đình chỉ thông quan (tạm dừng thủ tục hải quan) đối với hàng hoá, bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu, khi có căn cứ cho rằng các hàng hoá này xâm phạm quyền SHTT [17]. Không áp dụng biện pháp này đối với hàng hoá quá cảnh. Khi muốn yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan, bên đưa ra yêu cầu phải có đơn yêu cầu tạm dừng, trong đó nêu ra chứng cứ đối với việc yêu cầu tạm dừng này, mô tả chi tiết hàng hoá xâm phạm để thuyết phục cơ quan hải quan thực hiện việc tạm dừng, cơ quan hải quan trong một thời gian hợp l ý sẽ thông báo lại cho các chủ thể đưa ra yêu cầu về việc yêu cầu của họ có được chấp nhận hay không, nếu được chấp nhận thì sẽ thông báo thời hạn mà cơ quan hải quan sẽ hành động. Trước khi làm thủ tục tạm dừng, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu phía bên đưa ra yêu cầu phải nộp một khoản phí bảo đảm, cho việc đưa ra yêu cầu này, khoản phí này đủ để bảo vệ bên bị đơn trong trường hợp hàng hoá của họ không vi phạm, khoản tiền này cũng nhằm để ngăn ngừa việc lạm dụng quyền yêu cầu của bên nguyên [17]. Hiệp định cũng quy định về Khoản bảo đảm ngược, đó là trường hợp khi đã quá thời hạn tạm dừng, chủ hàng, người nhập khẩu hàng hoá bị nghi là xâm phạm quyền có quyền nộp một khoản bảo đảm ngược thì hàng hoá không phải bị đình chỉ thông quan theo quy định của toà án hoặc cơ quan độc lập khác. Hết thời hạn đình chỉ cho phép mà không áp dụng biện
39
pháp tạm thời cũng như hàng hoá đáp ứng các điều kiện nhập khẩu và không xâm phạm quyền, thì hàng hoá được giải toả, khoản phí này sẽ được hoàn trả nếu chủ thể quyền không thực hiện quyền tố tụng trong thời hạn hợp l ý. Việc tạm dừng thủ tục hải quan phải được thông báo ngay cho người nhập khẩu và người nộp đơn. Thời hạn đình chỉ là 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông báo, hết thời hạn này mà cơ quan Hải quan không nhận được thông báo về việc bị đơn đã tiến hành thủ tục xét xử hoặc thông báo về việc biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng, thì hàng hoá phải được thông quan nếu đáp ứng điều kiện nhập khẩu hoặc xuất khẩu, việc tạm dừng thủ tục hải quan có thể gia hạn thêm thời gian 10 ngày trong trường hợp cần thiết [17]. Nếu thủ tục tố tụng được tiến hành, trong thời hạn hợp lý phải ra quyết định sửa đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên việc tạm dừng hải quan.
Hiệp định cũng đưa ra quy định về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người nhập khẩu và chủ hàng nếu việc tạm dừng hải quan là không có căn cứ và làm thiệt hại đến quyền lợi của người nhập khẩu hoặc chủ hàng.
Kiểm tra thu thập chứng cứ và được cung cấp thông tin. Hiệp định cũng quy định thẩm quyền cho phép chủ thể quyền yêu cầu tiến hành kiểm tra lô hàng bị ngăn giữ để chứng minh xâm phạm (với điều kiện phải bảo mật thông tin) và tương tự như vậy, bên bị đơn cũng được trao một quyền tương đương để xác minh không xâm phạm [17]. Cơ quan hải quan cũng có thẩm quyền thông báo cho chủ thể quyền tên, địa chỉ của người gửi hàng, người nhập khẩu, số lượng hàng hoá. Hiệp định cũng trao quyền chủ động hành động nếu thành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải chủ động hành đồng và phải đình chỉ thông quan hàng hoá có chứng cứ hiển nhiên là xâm phạm, có thể yêu cầu chủ thể quyền cung cấp thông tin để xác định hàng hoá xâm phạm, thông báo ngay cho người nhập khẩu và chủ thể quyền về việc đình chỉ thông quan, miễn trách nhiệm cho các công chức, cơ quan thực thi.
40
Về hướng xử l ý đối với hàng hoá xâm phạm , hàng hoá giả mạo Hải quan có quyền ra lệnh tiêu huỷ hoặc xử l ý hàng hoá tuân theo yêu cầu chung. Hiệp định quy định về trường hợp miễn kiểm soát đối với các lô hàng phi thương mại với số lượng nhỏ hoặc hàng gửi với số lượng nhỏ [17].
Nhìn chung yêu cầu kiểm soát biên giới của Hiệp định BTA là tương ứng với các quy định của TRIPS, chỉ có một số điểm khác biệt như sau: không có nghĩa vụ áp dụng thủ tục yêu cầu đình chỉ thông quan đối với hàng hoá quá cảnh, phải có đơn yêu cầu thực hiện thủ tục đình chỉ thông quan, Hiệp định BTA quy định cơ quan hải quan có thể kéo dài thời hạn đình chỉ thêm 10 ngày làm việc, trong khi đó TRIPS không quy định rõ cơ quan nào. Hiệp định BTA cũng quy định về ngoại lệ đối với hàng hoá nhập khẩu số lượng nhỏ, và không mang tính thương mại.