Lực lƣợng Quản lý thị trƣờng;

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 78 - 80)

Lực lượng Quản lý thị trường được thành lập để nhằm kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Với nhiệm vụ xây dựng và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong các hoạt động quản lý thị trường trong nước; tổ chức thực hiện và chỉ đạo công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động xâm phạm quyền SHTT và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tổ chức và xây dựng lực lượng quản lý thị trường, cơ quan thường trực củc lực lượng Quản lý thị trường là Ban chỉ đạo 127, Ban chỉ đạo này gồm các ngành Công thương, Công an, Tài Chính, Khoa học công nghệ, Tư pháp, Y tế, Nông nghiệp, Văn phòng Chính phủ. Với chức năng và quyền hạn như vậy, trong những năm qua, lực lượng quản lý thị trường đã góp phần không nhỏ và việc đảm bảo thực thi quyền SHTT, ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong phạm vi cả nước, theo số liệu thống kê của lực lượng quản lý thị trường trong năm 2006 lực lượng này đã xử lý trên 2500 vi phạm về SHTT trong khi đó chưa có các thống kê chi tiết về việc xử lý vi phạm đối với từng đối tượng của quyền SHTT. Năm 2007 theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì cơ quan này thụ lý khoảng 2496 vụ, trong đó;

73

STT. STT. Loại hình xâm phạm Số vụ

1. Kiểu dáng công nghiệp 258

2. Nhãn hiệu 2.227

3. Chỉ dẫn địa lý 0

4. Tên thương mại 3

5. Sáng chế, giải pháp hữu ích 2

6. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh 6

Bảng 3.1 (Nguồn: cơ quan Quản lý thị trường) [39]

Trong tổng số 2496 vụ mà cơ quan này thụ lý thì đã tiến hành xử lý 2423 vụ có liên quan đến hoạt động xâm phạm quyền SHTT. Tổng số tiền phạt cho ngân sách Nhà Nước là 3.513.904.000 đồng.

Theo số liệu thống kê năm 2008 của cơ quan này, tổng số vụ thụ lý là 2766, như vậy số vụ vi phạm được cơ quan này thụ lý đã tăng hơn so với năm trước tổng cộng 270 vụ tương đương với 10,81%. Số vụ việc được xử lý cụ thể như sau:

STT. Loại hình xâm phạm Số vụ

1. Kiểu dáng công nghiệp 415

2. Nhãn hiệu 2.268

3. Chỉ dẫn địa lý 7

4. Tên thương mại 3

5. Sáng chế, giải pháp hữu ích 0

6. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh 4

74

Trong tổng số vụ thụ lý, cơ quan này đã xử lý 2575 vụ, tăng so với năm 2007 là 152 vụ, trong đó số lượng các vụ xâm phạm quyền SHTT đối với KDCN đặc biệt tăng mạnh, từ 258 vụ vào năm 2007, tăng lên 415 vụ vào năm 2008, tăng 157 vụ tương đương với 60,85% đây là một con số đáng báo động vệ tình trạng gia tăng của các vụ việc xâm phạm quyền SHTT đối với KDCN tại Việt Nam trong hai năm 2007 và 2008. Đặc biệt tổng số tiền phạt cho các vụ xâm phạm năm 2008 là 7.892.472.000 tăng 4.378.568.000 đồng tương đương 124,6 % so với năm trước.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)