Những kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 63)

Từ những nội dung trên đây cho chúng ta thấy những hạn chế của hệ thống thực thi quyền SHTT tại Việt nam nói chung và thực thi quyền đối với KDCN nói riêng, bao gồm:

58

Hệ thống VBPL về thực thi quyền SHTT đã được sửa đổi nhưng vẫn chưa tương thích với thực tế thực thi quyền SHTT và ngược lại lực lượng cán bộ thực thi quyền SHTT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu để tiếp cận và thực thi các quy định của pháp luật. Quy định của pháp luật về thực thi quyền SHTT còn cần phải sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với thực tế;

Các cán bộ làm công tác thực thi quyền SHTT trong tất cả các ngành chưa được đào tạo bài bản các kiến thức về SHTT. Nhìn chung trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ về SHTT của lực lượng thực thi quyền SHTT còn quá sơ sài, đặc biệt là các cán bộ công chức thuộc lực lượng quản lý thị trường là Cơ quan thực thi chủ yếu hiện nay. Vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc cả về số lượng và chất lượng.

Việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ thực thi quyền SHTT đã được thực hiện nhưng còn manh mún, thiếu quy hoạch, thiếu một chương trình, một kịch bản chung cho toàn bộ hệ thống.

Về tổ chức, chưa có sự chỉ đạo chung đối với hoạt động thực thi quyền SHTT của Việt nam. Từng lực lượng thực thi thực hiện công việc độc lập, theo chức năng nhiệm vụ của mình và đòi hỏi của thực tế, hầu như không phối hợp với các lực lượng khác.

Trong từng ngành chưa có lực lượng chuyên trách thực thi quyền SHTT nên việc tổ chức, đào tạo về chuyên môn, trang bị về vật chất kỹ thuật không thể tập trung triển khai cho công tác này. cán bộ làm công tác kiêm nhiệm nên không coi trọng, không có kiến thức để xử l‎v‎yụ việc và không dám làm do thiếu kiến thức. Do đó không chuyên tâm vào nhiệm vụ thực thi quyền SHTT và không tự tin vào kiến thức và kỹ năng xử l‎c‎yủa mình, bởi vậy dễ mắc lỗi trong quá trình xử lý, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

59

Quan điểm giải quyết tố cáo về thực thi quyền SHTT của các cơ quan thực thi trong nhiều trường hợp còn chưa nhất quán do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó dẫn đến kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo khác nhau đối với các vụ việc tương tự hoặc bỏ qua các vụ việc không giải quyết. Những lý do này dẫn đến hậu quả là hiệu quả thực thi chưa cao.

Còn thiếu các giải pháp đồng bộ để thực thi quyền SHTT, ban hành văn bản, xây dựng lực lượng, tổ chức công tác thực thi, tuyền truyền phổ biến pháp luật…

Chưa có nghiên cứu khoa học nào làm cơ sở cho việc nên tổ chức hệ thống thực thi quyền SHTT như nào cho phù hợp và hoạt động hiệu quả.

Trong cơ chế hành chính, thẩm quyền được phân cho nhiều cơ quan. Bước đầu đã có trương trình hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2011-2015 của 7 bộ gồm Bộ khoa học công nghệ, Bộ công an, văn hoá thể thao và du lịch, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính, công thương, tuy nhiên hoạt động hợp tác và phối hợp cũng còn hạn chế trong quá trình triển khai trên thực tế.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 63)