Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc thực thi quyền của các cơ quan chức năng hiện nay:

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 99)

e) Đối với Cơ quan Toà Án:

3.2.4.2Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc thực thi quyền của các cơ quan chức năng hiện nay:

quyền của các cơ quan chức năng hiện nay:

Thứ nhất: Cơ chế bảo đảm thực thi chưa thực sự được hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức.

Hiện nay, mặc dù trong quy định của pháp luật Việt Nam về thực thi quyền SHTT đã có đủ các biện pháp chế tài: hình sự, dân sự và hành chính nhằm bảo đảm cho các quyền SHTT được thực thi và chống lại các hành vi, hình thức xâm phạm, nhưng chính trong các văn bản đó còn thiếu những quy định cụ thể để áp dụng những biện pháp này hoặc áp dụng phối hợp các biện pháp. Vai trò chủ đạo của biện pháp chế tài dân sự chưa được phát huy mà chỉ mới thực hiệ biện pháp hành chính là chủ yếu, khiến cho cơ chế thực thi quyền nói chung chưa phát huy hết tác dụng và chưa mang lại hiệu quả cao.

Trên thực tế số vụ việc được giải quyết trước Toà án là rất ít. Nếu so với hàng ngàn vụ tranh chấp về SHTT được giải quyết bằng biện pháp hành chính, thì tỷ lệ số vụ được giải quyết trước Toà án là không đáng kể. Hầu như trong mọi trường hợp xảy ra vi phạm quyền SHTT, người có quyền bị xâm hại đều nộp đơn cho các cơ quan có chức năng xử lý hành chính để yêu cầu xử lý và các cơ quan này đều chấp nhận nếu khăng định rằng, hành vi xâm phạm là có, như vậy có thể nói rằng việc “hành chính hoá” các quan hệ dân sự về SHTT đã vượt quá mức cần thiết.

Việc thực thi các biện pháp chế tài còn gặp một số vướng mắc:

Các quy định đã có chỉ mới dừng ở nguyên tắc và chưa thực sự chi tiết, cụ thể. Cần làm rõ hơn một số vấn đề như: Ranh giới để áp dụng biện pháp

94

hình sự và hành chính; đảm bảo tính đúng đắn, công bằng và thoả đáng khi áp dụng các biện pháp chế tài như thế nào; khả năng và trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các bên, khả năng Toà án ra lệnh cung cấp chứng cứ; khả năng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; cách tính toán thiệt hại và thực hiện trách nhiệm đền bù như thế nào?

Các quy phạm về thực thi quyền SHTT là có sự không rõ ràng trong khái niệm hàng giả, liên quan đến SHTT. Việc đánh đồng mọi hàng hoá mang Nhãn hiệu, KDCN xâm phạm Nhãn hiệu/ KDCN được bảo hộ, bất kể việc xâm phạm có phải là cố ý có động cơ giả mạo hay chỉ là xung đột có tính chất dân sự thông thường, đều là hàng giả là việc quy kết dựa trên một cách hiểu quá rộng và không hợp lý.

Trên thực tế thi hành, những vấn đề này làm cho vịêc áp dụng các chế tài đôi khi bị lẫn lỗn, chồng lấn và thiếu hiệu quả. Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ yếu, phải được áp dụng một cách triệt để và mềm dẻo nhằm bảo vệ quyền SHTT lại trở thành giải pháp ít được áp dụng. Việc áp dụng biện pháp hành chính để giải quyết hầu hết các vụ việc đã làm tăng việc hành chính hóa các quan hệ dân sự một cách không cần thiết.

Thứ hai: Cách tổ chức bảo đảm thực thi chưa thực sự phù hợp:

Thậm chí đối với cả cơ chế hành chính, việc phân công cho nhiều cơ quan, nhiều tầng, nấc xử phạt, khiến cho hiệu lực thực thi bị phân tán và trở nên phức tạp hoá, khi có nhiều người cùng có thẩm quyền trong 1 vụ việc và cùng tham gia hoặc không cơ quan nào nhận trách nhiệm về mình, đùn đẩy cho người khác. Theo quy định của Luật, hiện nay ở Việt Nam có 5 cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT gồm: Quản lý thị trường, Hải quan, thanh tra khoa học và công nghệ, Cảnh sát kinh tế và

95

Uỷ ban nhân dân các cấp. Như vậy, ngay ở trong nước đã có 5 hệ thống cơ quan có thẩm quyền xử phạt, thậm chí mỗi cơ quan lại chia làm nhiều cấp (tỉnh, huyện…) Tình trạng quá nhiều đầu mối có thẩm quyền, khiến cho chủ thể cần sử dụng cơ chế này lúng túng, không biết liên lạc với ai để giải quyết, còn chính các cơ quan này cũng phát sinh tâm lý đùn đẩy, đợi chờ, hoặc “giẫm chân” lên nhau, việc này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thực thi.

Năng lực chuyên môn về SHTT của chính hệ thống đảm bảo thực thi còn chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn, tình trạng lệ thuộc vào các cơ quan quản lý chuyên môn về SHTT còn phổ biến, khiến việc thực thi bị chậm trễ, đẩy cơ quan quản lý rơi vào trạng thái quá tải.

Đối với các Toà án và những cơ quan đảm bảo thực thi khác, số cán bộ được đào tạo chuyên sâu về SHTT còn ít, việc giáo dục về SHTT ở các trường đại học chuyên ngành cũng hạn chế, nhiều khi chỉ mang tính chất khái quát, giới thiệu, mặc dù các hoạt động về hội thảo, đào tạo, tập huấn đã được triển khai, tuy nhiên chưa hiệu quả, dẫn đến chất lượng đội ngũ thực thi còn rất hạn chế.

Thứ ba: Sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ và thực thi

quyền SHTT nói chung còn hạn chế, chưa hình thành thói quan tôn trọng

quyền SHTT, các chủ thể chưa chủ động trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, mà còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Nhìn chung hiểu biết của doanh nghiệp, thậm chí cả cán bộ Nhà nước về SHTT còn khá hạn chế, đa số những người sáng tạo còn chưa ý thức đầy đủ được các vấn đề pháp lý về SHTT, giá trị tài sản SHTT. SHTT vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với đa số cán bộ công chức nhà nước cũng như các doanh nghiệp, việc hiểu đúng, đủ các quyền và nghĩa vụ của mình còn

96

hạn chế nhiều, đây là một trong những yếu tố làm chậm quá trình phát triển các tài sản trí tuệ ở nước ta trong những năm qua.

Mạng lưới dịch vụ về SHTT mặc dù đã tương đối nhiều, xong chất lượng của những người cung cấp dịch vụ cũng còn tương đối khác nhau, nói chung là còn ít về số lượng và hạn chế về chất lượng. Thông tin SHTT đang là một trong những khâu yếu nhất trong hoạt động SHTT ở Việt nam. Công chúng nói chung chưa tiếp cận được với nguồn thông tin này, chỉ một số ít cán bộ chuyên môn hoặc các chuyên gia là có thể tiếp cận và khai thác thông tin này, do vậy làm hạn chế tính xã hội hoá đối với SHTT của Việt Nam.

Thứ tư: Ảnh hưởng của mặt trái của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế:

Trên thực tế, không phải tất cả hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT được sản xuất tại Việt Nam mà một khối lượng lớn hàng hoá được sản xuất tại nước ngoài và được nhập khẩu về để tiêu thụ tại Việt Nam. Số lượng hàng hoá nói trên được đưa vào Việt nam theo nhiều đường, bằng nhiều cách khác nhau như: chính ngạch, tiểu ngạch và nhập lậu…, cùng với đó thì hiện nay các phương tiện dùng để sản xuất hàng giả, hàng nhái cũng được đưa vào trong nước. Cùng với việc hội nhập, nguy cơ làm hàng nhái hàng giả sẽ tăng cao.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 99)