Ngày 15 tháng 12 năm 1993, các cuộc đàm phán thương mại đa phương tại vòng đàm phán Urugoay trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT đã được ký kết. Thoả thuận ghi nhận kết quả của những cuộc đàm phán trên là Thoả thuận thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã được thông qua vào ngày 15 tháng 4 năm 1994 tại Marrakesh. Lần đầu tiên trong khuôn khổ Hiệp định GATT diễn ra những cuộc đàm phán về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế. Kết quả của những cuộc đàm phán đó được nêu trong Phần Phụ lục của Thoả thuận Marrakesh là Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS). Thoả thuận Marrakesh bao gồm cả Hiệp định TRIPS có giá trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên WTO và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.
Có thể khẳng định rằng Hiệp định TRIPS ra đời xuất phát từ những thực tiễn khách quan sau:
Thứ nhất, trước Hiệp định TRIPS đã có một số điều ước quốc tế điều
chỉnh từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, v.v. Tuy nhiên, chưa có Hiệp định nào điều chỉnh những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại. Hiệp định TRIPS ra đời nhằm đưa tài sản trí tuệ vào phạm vi điều chỉnh với cách tiếp cận từ góc độ tự do hoá thương mại các tài sản trí tuệ.
23
Thứ hai, xu thế tự do thương mại là một xu thế tất yếu khách quan. Các
quốc gia trên thế giới, nếu muốn phát triển nền kinh tế, thì không thể tách ra khỏi xu thế này. Gia nhập WTO sẽ mang lại cho các quốc gia nhiều lợi ích về thương mại theo quan điểm là thương mại không phân biệt đối xử, mở cửa để thúc đẩy buôn bán giữa tất cả các nước thành viên của WTO. Để giảm thiểu những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế, để điều chỉnh các mối quan hệ thương mại về quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ hơn và để đảm bảo các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không cản trở các hoạt động thương mại quốc tế hợp pháp, hiệp định TRIPS đã ra đời.
Thứ ba, hiệp định TRIPS ra đời cũng xuất phát từ chính mong muốn
“thiết lập mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau” giữa WTO và WIPO, cũng như các tổ chức quốc tế liên quan khác.
Thứ tư, Hiệp định TRIPS ra đời là để dung hoà lợi ích của các nước
đang phát triển với lợi ích của các nước phát triển. Trong bối cảnh tự do hoá thương mại, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau có nhiều cơ hội về việc sử dụng và phân bổ một cách hợp lý các nguồn tài nguyên phục vụ cho nghiên cứu và phát triển. Trong quá trình phân bổ, có sự góp mặt của tài sản trí tuệ như công nghệ, sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN v.v. di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang hoặc kém phát triển. Quan niệm về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và quyền lợi thương mại đi kèm giữa những nước này rất khác nhau. Điều này tất yếu làm phát sinh nhu cầu phải có một hệ thống pháp luật quốc tế với những nguyên tắc thống nhất nhằm bảo hộ các quyền sở hữu đối với không chỉ tài sản hữu hình mà cả các tài sản vô hình là tài sản trí tuệ.
Thứ năm, tranh chấp giữa các quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
24
quyết những tranh chấp này trên cơ sở một hệ thống pháp luật quốc tế chung, đó là hệ thống các quy định của WTO và của TRIPS.
Hiệp định TRIPS có 83 điều khoản, được chia thành 7 phần với những
nội dung chính như sau:
-Phần 1 gồm 8 điều (từ điều 1 đến điều 8) đưa ra những quy định chung và các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định như nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment), tối huệ quốc (Most favored nation treatment).
- Phần 2 gồm 33 điều (từ điều 9 đến điều 41) mô tả tám đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ gồm quyền tác giả và các quyền có liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế mạch tích hợp, bí mật thương mại và kiểm soát các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong các hợp đồng li-xăng. Phần này chỉ quy định những khía cạnh liên quan đến thương mại của các tài sản trí tuệ. Phạm vi áp dụng, thời hạn bảo hộ tối thiểu và phương thức chuyển giao cũng được đề cập chi tiết ở phần này.
Phần 3 gồm 21 điều (từ điều 41 đến điều 61) nêu ra những phương pháp bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Phần 4 chỉ gồm một điều 62 quy định các thủ tục để đạt được và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ và thủ tục liên quan theo yêu cầu của các bên.
Phần 5 gồm 2 điều khoản (điều 63 và điều 64) yêu cầu tính minh bạch và phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Phần 6 gồm 3 điều về các thoả thuận chuyển tiếp (từ điều 65 đến điều 67), theo đó các nước đang phát triển có thời gian trì hoãn tuân thủ Hiệp định là 5 năm; các nước chậm phát triển có thể kéo dài thời gian trên tới 10 năm. Các nước phát triển phải hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nước đang và chậm phát triển trong công cuộc tuân thủ Hiệp định.
25
Phần 7 gồm 6 điều (từ điều 68 đến điều 73) là những thoả thuận mang tính thể chế như hợp tác quốc tế, bảo lưu, các ngoại lệ…
Các quốc gia thành viên của WTO được trao những thời hạn nhất định sau ngày Thoả thuận thành lập WTO có hiệu lực trước khi buộc phải áp dụng Hiệp định TRIPS. Cụ thể như sau:
Các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh, đang tiến hành cải cách cơ cấu hệ thống quyền sở hữu trí tuệ và đang gặp khó khăn đặc biệt phải tuân thủ Hiệp định kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2000 (điều 65, khoản 2 và 3).
Các nước đang phát triển theo Hiệp định này buộc phải mở rộng bảo hộ bằng sáng chế cho sản phẩm đối với các loại sản phẩm mà trước đây không được cấp bằng sáng chế tại nước đó phải tuân thủ Hiệp định này kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 (điều 65 khoản 4).
- Các nước kém phát triển, ngoại trừ các điều khoản có liên quan đến đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc, phải tuân thủ Hiệp định kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Thời hạn này có thể được gia hạn tuỳ theo yêu cầu chính đáng (điều 66 khoản 1).
- Các nước khác phải tuân thủ Hiệp định TRIPS ngay từ ngày 1 tháng 1 năm 1996 (điều 65 khoản 1).
Như vậy, tính đến nay, hầu hết các quốc gia thành viên WTO đều đã phải tuân thủ Hiệp định.