Giai đoạn từ năm 2005 đến nay, là giai đoạn kể từ khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được thông qua và Luật Sở hữu trí tuệ đầu tiên của Việt Nam được ban hành.
Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 nhằm thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995 mà sau mười năm tồn tại đã tỏ ra có nhiều bất cập trước yêu cầu của thực tiễn Việt Nam. Bộ luật Dân sự năm 2005 dành hẳn Phần thứ sáu để quy định về Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ với hai chương (Chương 34- Quyền tác giả và quyền liên quan, Chương 35- Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng) với 18 điều (từ điều 736 đến điều 753) quy định về các khía cạnh dân sự cơ bản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (chủ thể, đối tượng, nội dung, điều kiện phát sinh và tồn tại quyền sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng quyền). Với tổng số 777 điều, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đưa ra những quy định rất mới, thay đổi về chất liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định quyền sở hữu công nghiệp là quyền tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự (xem Điều 322, khoản 1) [29]. Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp với tư cách là quyền tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng biện pháp cầm cố, thế chấp.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11. Đây là một đạo luật chuyên ngành lớn, với nội dung phức tạp liên quan đến tài sản trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Những nội dung chi tiết không được đề cập trong Bộ luật Dân sự năm 2005 (như khái niệm về các đối tượng của quyền sở hữu
70
trí tuệ, hình thức bảo hộ, biện pháp thực thi và bảo vệ quyền SHTT nói chung và KDCN nói riêng…) sẽ do Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định nhằm tránh chồng chéo và trùng lặp nhằm đảm bảo công tác thực thi, bảo vệ quyền được hiệu quả.
Luật gồm 6 phần, 18 chương và 222 điều, Có thể nói đây là lần đầu tiên những quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đã cho thấy hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Nhà Nước, với ý nghĩa là một bộ phận của hoạt động xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về chất. Việc ban hành những quy định ở phần thứ nhất này cho thấy Nhà nước Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bắt đầu từ việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có các quy định về bảo hộ và thực thi quyền đối với KDCN của Việt Nam.
Để pháp luật sở hữu trí tuệ nhanh chóng đi vào cuộc sống, các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã và đang được gấp rút hoàn thành. Tính đến nay, đã có nhiều nghị định được ban hành như, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, Nghị định của Chính phủ số 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN…
Thông tư số 44/2011/TT- BTC ban hành ngày 01 tháng 04 năm 2011 hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực Hải Quan
Để gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng và vận hành một hệ thống bảo hộ quyền SHTT quốc gia theo chuẩn mực của Hiệp định TRIPS (Hiệp
71
định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ (Agreement on trade - Related aspects of ipr - Trips). Theo yêu cầu của
Hiệp định TRIPS, mỗi quốc gia thành viên phải dành sự bảo hộ quyền SHTT một cách đầy đủ và hữu hiệu cho công dân của các thành viên WTO khác theo nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc. Việt Nam đã cam kết tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Hiệp định TRIPS ngay từ ngày gia nhập WTO (11/01/2007) mà không có thời hạn chuyển tiếp.
Hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là đáp ứng đủ các quy định của WTO . Đây thực sự là một nỗ lực đáng kể của chúng ta trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.