Cải thiện khả năng tiếp cận quyền SHTT:

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 60 - 61)

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận quyền SHTT, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, Cộng hoà Pháp tập trung vào những biện pháp sau đây:

Xây dựng khuôn khổ pháp luật thuận lợi: Các nước liên minh Châu Âu đã ký Hiệp ước Luân Đôn theo sáng kiến của Pháp. Hiệp ước này nhằm mục đích giảm thiểu chi phí cấp bằng sáng chế của Liên minh Châu Âu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bằng cách hạn chế đáng kể nghĩa vụ dịch hồ sơ ra tiếng nước ngoài.

Khuyến khích bằng biện pháp tài chính, cụ thể là giảm lệ phí đăng ký quyền SHTT cho doanh nghiệp, thành lập quỹ hỗ trợ cải tiến công nghệ.

Xây dựng cơ chế đánh giá miễn phí khả năng tiếp cận quyền SHTT tại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động này do Viện SHTT thực hiện, với những công việc cụ thể là: xác định các doanh nghiệp có tiềm năng sở hữu đối tượng quyền SHTT, cử chuyên gia đến từng doanh nghiệp đó xem xét tình hình thực tế và lập báo cáo vè những đối tượng quyền SHTT nên đăng ký bảo hộ như thế nào và tư vấn lập hồ sơ cho doanh nghiệp.

Tin học hoá và tự động hoá quy trình thủ tục: đăng ký quyền SHTT qua mạng internet, kết nối giữa các cơ quan đăng ký, các cơ quan này có thể sử dụng chung một phần mềm để các dữ liệu được thống nhất và được cập nhật liên tục, đảm bảo sự tiện lợi tối đa cho quá trình đăng ký, một bước khởi đầu quan trọng trong việc xác lập quyền và tiếp theo là thực thi quyền SHTT.

55

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới (Trang 60 - 61)