Các biện pháp cƣỡng chế thi hành án dân sự đƣợc áp dụng theo các nguyên tắc sau đây:

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 39 - 41)

- Giai đoạn thi hành án dân sự là sự kiểm tra, chứng minh một cách chính xác nhất công tác xét xử của Toà án:

1.3.1 Các biện pháp cƣỡng chế thi hành án dân sự đƣợc áp dụng theo các nguyên tắc sau đây:

các nguyên tắc sau đây:

* Chỉ có Chấp hành viên mới có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế

thi hành án dân sự.

Theo quy định tại Điều 12, Điều 14 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của toà án và chỉ có Chấp hành viên mới có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm việc thi hành án. Việc lựa chọn biện pháp cưỡng chế, thời gian, địa điểm thực hiện do Chấp hành viên quyết định. Quy định này nhằm tạo công cụ pháp lý hữu hiệu cho Chấp hành viên khi thay mặt Nhà nước thi hành bản án, quyết định của toà án, đồng thời loại trừ khả năng các đối tượng khác lạm dụng việc thi hành án để ''xiết nợ', ''bắt nợ'' hoặc gây áp lực đối với người phải thi hành án, giữ vững kỷ cương pháp luật đảm bảo trật tự xã hội.

38

* Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi hết thời hạn tự nguyện thihành án mà Chấp hành viên đã ấn địnhcho người phải thi hành án.

Khác với thi hành án hình sự, cưỡng chế thi hành án dân sự không mang

tính chất tuyệt đối. Do đặc điểm nghĩa vụ thi hành án thực hiện bằng tài sản hoặc người phải thi hành án phải thực hiện công việc nhất định, nên phải có thời gian cho người phải thi hành án chuẩn bị các điều kiện để thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 và Khoản 3 Điều 14 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, việc cưỡng chế chỉ được áp dụng sau khi đã hết thời hạn tự nguyện mà Chấp hành viên đã ấn định cho người phải thi hành án.

* Việc cưỡng chế thi hành án dân sự phải tuân theo điều kiện, thủ tục luật định.

Theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 14 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, thì hết hạn tự nguyện thi hành án, nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, ngoài vấn đề thời hạn, việc áp dụng cưỡng chế chỉ có thể tiến hành khi người phải thi hành án có các điều kiện sau:

+ Người phải thi hành án phải thực hiện hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án.

+ Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.

+ Hết thời gian tự nguyện được ấn định nhưng không tự nguyện thi hành, hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng để ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản.

Có điều kiện thi hành án có thể được hiểu là người phải thi hành án có tài sản, có thu nhập, có tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc... khi phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền. Còn khi phải thực hiện nghĩa vụ trả lại nhà hoặc vật, mà nhà hoặc

39

vật đó vẫn tồn tại và đang do người phải thi hành án quản lý đúng như quyết định của Tòa án - Không có căn cứ để hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ việc thi hành án hoặc trả đơn yêu cầu cho người được thi hành án. Khi việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc đã trả đơn yêu cầu cho người được thi hành án theo quy định tại Điều 24, 25, 26 và Điều 27 Pháp lệnh thi hành án dân sự, thì việc cưỡng chế cũng đương nhiên bị huỷ bỏ.

- Người phải thi hành án phải có điều kiện để thi hành án, cơ quan thi hành án phải xác định được người phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa vụ về tài sản hoặc có điều kiện để thực hiện công việc theo phán quyết của bản án.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)