Tộc danh Jẻ Triêng đƣợc công bố chính thức trong văn bản “Danh mục các dân tộc Việt Nam” do Tổng cục Thống kê nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành tại Quyết định 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 03
năm 1979. Ngƣời Jẻ Triêng còn đƣợc gọi bằng những tên khác nhƣ Đgiéh, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triêng, Treng, Ta Liêng, Ve, La-Ve, Bnoong, Ca Tang, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (Ngữ hệ Nam Á). Ngƣời Jẻ Triêng ở Việt Nam có 3 nhóm chính đƣợc ghi nhận là Jẻ, Triêng, Ve với dân số khoảng 50.962 ngƣời, cƣ trú tại 29 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Tại Kon Tum, họ cƣ trú tập trung ở xã Đăk Blô, Đăk Man, Đăk Pét, Đăk Nhoong, Đăk Choong (huyện ĐăkGlei) và xã Đăk Nông, Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi); với dân số khoảng 33.043 ngƣời 31/12/2010 [8, tr.32] chiếm 62,1 % tổng số ngƣời Jẻ Triêng tại Việt Nam.
Người Jẻ Triêng
Tín ngƣỡng
Tín ngƣỡng của ngƣời Jẻ Triêng đang trong giai đoạn đa thần, chƣa có khái niệm riêng biệt để phân biệt thần, thánh, ma quỷ. Tùy theo từng nơi mà
Yàng hoặc Năm đƣợc dùng để chỉ những lực lƣợng siêu nhiên, có khả năng tác động tích cực hoặc tiêu cực đến mùa màng, của cải của dân làng. Theo quan niệm của đồng bào, trong mọi vật đều có Yàng hoặc Năm, cho nên làm việc gì cũng phải có sự đồng ý của chúng. Họ cho rằng thần linh dẫn dắt các
hoạt động của con ngƣời, muốn làm việc gì thành công đều phải có sự phù trợ của thầnh linh. Hệ thống nghi lễ của ngƣời Jẻ Triêng rất độc đáo, lễ cúng đƣợc tiến hành trên rẫy khi bƣớc vào kỳ gieo hạt, lễ hội mừng lúa mới diễn ra trong làng khi thu hoạch xong, ghi lễ thực hiện việc “cà răng” khi cá nhân đến tuổi trƣởng thành.
Kinh tế
Hoạt động kinh tế truyền thống của ngƣời Jẻ Triêng là trồng trọt trên rẫy theo kỹ thuật “du canh hỏa chủng”, có các công đoạn “phát, đốt, trọc, trỉa”. Rẫy của ngƣời Jẻ Triêng có loại hình thành trên triền núi (min), và loại hình thành dƣới thung lũng (poh). Nông lịch của ngƣời Jẻ Triêng đƣợc hình thành theo tập quán dựa vào tuần trăng (gọi là “lịch trăng). Tập quán canh tác là xen canh, trên rẫy lúa còn trồng xen bầu, bí, ngô, khoai,…Bên cạnh hoạt động trồng trọt là hoạt động săn bắt hái lƣợm trên rừng, bắt tôm, cua, cá nơi sông suối. Họ giỏi xuyên rừng, thạo vƣợt núi, có tập quán săn bắt tập thể và sử dụng nhựa cây rừng làm tên độc khi đi săn. Nổi bật nhất trong các nghề thủ công của ngƣời Jẻ Triêng là làm gốm, đƣợc hình thành lâu đời và có kỹ thuật tƣơng đối hoàn chỉnh, là mặt hàng trao đổi có giá trị.
Nhà ở
Làng của ngƣời Jẻ Triêng thƣờng nằm trên lƣng chừng núi, đƣợc bao quoanh bởi một hàng rào dựng bằng tre hoặc gỗ, làng nào cũng có ít nhất một nhà rông (m’nao, n’ring). Ngƣời Jẻ Triêng ở nhà sàn dài (nhỉ prạ), nhiều nơi làm mái đầu hồi uốn khum hình mu rùa, các nhà trong làng đƣợc xếp thành hình tròn xung quanh nhà rông. Khác với nhà sàn của một số dân tộc khác, nhà sàn Jẻ Triêng có hành lang chạy dọc chia đôi, một nửa dành cho nam giới, nửa kia dành cho phụ nữ. Hiện nay, ngƣời Jẻ Triêng ở Kon Tum làm nhà sàn ngắn và vài hộ gia đình cùng chung sống hòa hợp với nhau. Tuy là nhà sàn ngắn theo kiểu hiện đại những những ngôi nhà này vẫn giữ lại một số đặc điểm cơ bản nhƣ nhà sàn mái hình mai rùa, hai đầu đốc đƣợc trang trí bằng hai sừng trâu.
Hôn nhân
Tục lệ của ngƣời Jẻ Triêng quy định con trai gần 10 tuổi bắt đầu ngủ đêm tại nhà rông, khoảng 13-15 tuổi thì cà răng và sau đó vài ba năm sẽ lấy vợ. Con gái chủ động trong việc hôn nhân của mình và sự lựa chọn của con cái đƣợc cha mẹ tôn trọng. Trƣớc khi lập gia đình, con trai phải biết đan lát, biết tấu chiêng cồng, các cô gái phải thạo đan chiếu, dệt vải (ở những vùng có nghề dệt). Cô gái phải chuẩn bị đủ 100 bó củi đẹp để nộp cho nhà trai trong lễ cƣới, gọi là “củi hứa hôn”. Sau đám cƣới, đôi vợ chồng trẻ sống và luân phiên sống ở nhà cha mẹ vợ rồi sang nhà cha mẹ chồng cứ bốn năm một lần, cho đến khi cha mẹ một bên qua đời mới định cƣ một chỗ. Mỗi ngƣời Jẻ Triêng đều có họ kèm theo tên, nhƣng họ của đàn ông khác với họ của đàn bà. Mỗi họ đều có việc kiêng kỵ riêng biệt, và con trai theo họ bố, con gái theo họ mẹ.