ngƣời đƣợc bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm
Một quốc gia dù xây dựng hệ thống BHTG theo mô hình chi trả hay mô hình giảm thiểu rủi ro thì hạn mức BHTG vẫn được coi là công cụ cốt lõi. Hạn mức BHTG phù hợp đồng nghĩa với việc người gửi tiền lớn sẽ đối mặt với nguy cơ có thể mất phần tiền gửi trên hạn mức nếu người đó không tự mình lựa chọn ngân hàng có uy tín, minh bạch, an toàn để gửi tiền; đồng thời người gửi tiền nhỏ, không có đủ thông tin sẽ được bảo vệ toàn bộ. Ví dụ, khi một ngân hàng yếu kém gặp khó khăn, ngân hàng đó thường đưa lãi suất huy động lên rất cao nhằm hướng vào tâm lý ham lãi suất cao, thu hút tiền gửi của người dân để bù đắp các khoản thua lỗ. Người dân nếu ham lãi suất cao sẽ gửi tiền vào ngân hàng yếu kém và rủi ro, dẫn đến mất phần tiền gửi vượt hạn mức nêu ở trên. Trong trường hợp đó, nếu hạn mức BHTG được duy trì ở mức độ thích hợp và công bố công khai, người dân có khoản tiền gửi lớn sẽ phải cân nhắc và tìm một ngân hàng an toàn hơn, có mức lãi suất huy động ổn định hơn để gửi tiền. Đây chính là cơ chế vận hành của kỷ luật thị trường và
77
là động cơ điều chỉnh hành vi của cả người gửi tiền cũng như ngân hàng, từ đó giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn.
Như đã phân tích trong chương II, Điều 26 Luật BHTG năm 2012 quy định thủ tục trả tiền bảo hiểm, tuy nhiên, hồ sơ đề nghị chi trả chưa quy định rõ ràng, đồng thời các trường hợp nhận tiền theo ủy quyền, tiền thừa kế, tiền gửi của người mất tích cũng chưa được đề cập đầy đủ. Việc xác định một hạn mức chi trả hợp lý sẽ giảm thiểu được rủi ro đạo đức cả từ phía người gửi tiền cũng như từ phía các ngân hàng, tuy nhiên, hạn mức quá thấp sẽ làm giảm hiệu quả của chính sách BHTG, không tạo được lòng tin của dân chúng đối với chính sách này. Bởi vậy, cần nghiên cứu để đưa ra hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam cũng như xu thế chung của thế giới. Có như vậy, BHTG mới thực sự là chỗ dựa vững chắc, tạo được niềm tin cho hàng chục triệu người gửi tiền ở các TCTD tại Việt Nam [34].
Theo khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), hạn mức BHTG nên bảo vệ toàn bộ được 90% đến 95% số người gửi tiền; đồng thời tỷ lệ “Hạn mức/GDP bình quân đầu người” nên tối thiểu bằng 2 và tương đương với mức trung bình của các quốc gia có cùng trình độ phát triển dịch vụ ngân hàng. Tại Việt Nam, Luật BHTG năm 2012 nêu rõ hạn mức trả tiền bảo hiểm do Thủ tướng Chính phủ quy định theo đề nghị của NHNN trong từng thời kỳ. Quy định về hạn mức BHTG như trên tạo sự linh hoạt trong việc điều chỉnh hạn mức. Tuy nhiên, theo Nghị định số 68/2013/NĐ-CP, hạn mức BHTG tiếp tục được thực hiện theo Nghị định 109/2005/NĐ-CP cho đến khi có văn bản điều chỉnh. Như vậy, từ năm 2005 đến nay, đã 9 năm nhưng hạn mức trả tiền BHTG vẫn đang được duy trì ở mức 50 triệu đồng.
Trong bối cảnh GDP bình quân đầu người tại Việt Nam tăng nhanh, từ năm 2011, tỷ lệ “Hạn mức chi trả/GDP bình quân đầu người” đã xuống thấp
78
dưới 2 lần; đồng thời tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ chỉ còn 85%. Như vậy, hạn mức trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam đang thấp hơn các ngưỡng tối thiểu theo khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế IADI. Xét trên nhiều tiêu chí khác nhau, hạn mức tại Việt Nam đang thuộc nhóm thấp nhất khu vực Đông Nam Á, sẽ bất lợi cho các ngân hàng nội địa trong thời gian hội nhập sắp tới. Điều này đặt ra sự cần thiết nâng cao hạn mức BHTG, từ đó góp phần cải thiện hiệu quả thực chất của chính sách BHTG.
Nhận thức được tầm quan trọng của hạn mức trả tiền bảo hiểm, BHTG Việt Nam đã triển khai nghiên cứu và đề xuất nâng hạn mức lên 200 triệu đồng; theo đó bảo hiểm toàn bộ được cho trên 90% người gửi tiền và tương đương với 5 lần GDP bình quân đầu người tính tại thời điểm 31/12/2013. Theo đánh giá của Nhóm nghiên cứu BHTG Việt Nam, 200 triệu là mức phù hợp hơn với thông lệ quốc tế (thuộc vào mức trung bình của khu vực Đông Nam Á, đã xem xét tới các yếu tố lạm phát, GDP bình quân đầu người, đang trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng, mức độ rủi ro của nền kinh tế, tương quan khu vực…), đồng thời giúp người dân yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng. Hạn mức trả tiền này có thể tiếp tục được điều chỉnh vào thời điểm thích hợp (tăng hoặc giảm theo biến động của các yếu tố trên) [43]. Điều này cần được khẳng định trong các văn bản dưới Luật.
Ngoài ra, trong trường hợp TCTD sau thời gian bị đặt trong trường hợp kiểm soát đặc biệt mà không có khả năng phục hồi trở lại hoạt động bình thường, văn bản hướng dẫn thi hành Luật cần quy định cụ thể trách nhiệm của BHTGVN - thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt - trong việc kiểm tra, xác định số tiền được chi trả, để chủ động hoàn thiện hồ sơ, thủ tục sớm chi trả, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
Đồng thời, cùng với việc quy định cụ thể hồ sơ chi trả tiển bảo hiểm nói chung, văn bản hướng dẫn cần quy định cụ thể thủ tục chi trả tiền bảo
79
hiểm các trường hợp: nhận tiền theo ủy quyền, nhận tiền thừa kế, tiền gửi của người mất tích. Đồng thời quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn cho BHTGVN là đơn vị tổ chức hướng dẫn chi tiết thủ tục nhận tiền bảo hiểm.