lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Tổ chức BHTG trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG với số tiền bảo hiểm đã chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền ngay sau khi chi trả. BHTGVN được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. BHTGVN được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.
Vấn đề này trước đây đã được quy định tại Điều 20 Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 1 Nghị định 109/2005/NĐ-CP. Hiện nay, Điều 9 Khoản 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTG Việt Nam 2013 quy định tổ chức BHTG tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó, Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHTG có hiệu lực từ ngày 19/8/2013, Điều 14 quy định:
44
1. Tổ chức BHTG tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG là TCTD theo quy định của pháp luật về phá sản đối với TCTD.
2. Tổ chức BHTG tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm là chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của NHNNVN về thu hồi Giấy phép và thanh lý của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quy định trên đã kế thừa văn bản pháp luật về BHTG suốt hơn 14 năm qua. Đồng thời có điểm mới đó là: có quy định cụ thể văn bản pháp lý thực hiện trong quá trình thanh lý tài sản ứng với mỗi loại hình tổ chức tham gia BHTG được phân chia. Điều này, giúp cho tổ chức BHTG thuận tiện trong việc giám sát việc thanh lý tài sản đối với các tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ và phù hợp với văn bản pháp luật về giải thể, phá sản, thanh lý tài sản.
Mặt khác về thời điểm tổ chức BHTG tham gia vào hoạt động thanh lý, quản lý các tổ chức tham gia BHTG là TCTD bị phá sản không thay đổi, nhưng đối với TCTD bị giải thể bắt buộc có điểm khác so với quy định trước đây vì thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm có sự thay đổi. Tổ chức BHTG chỉ tham gia vào tổ quản lý, thanh lý tài sản sau khi TCTD bị giải thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không tham gia vào HĐTL tài sản tại các TCTD bị giải thể như trước đây vì chưa phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Có thể nhận thấy rằng, tổ chức BHTG không chỉ là chủ nợ mà còn là chủ nợ đặc biệt của tổ chức tham gia BHTG. Thông thường, khi giải quyết phá sản của một chủ thể, trong thành phần của tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ có một đại diện của các chủ nợ. Trong trường hợp tham gia BHTG thì đại diện của tổ chức BHTG tham gia vào tổ quản lý tài sản không phải với tư cách đại diện chủ nợ mà với tư cách riêng là tổ chức BHTG. Sở dĩ có quy
45
định này bởi tổ chức BHTG không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình với tư cách chủ nợ mà tổ chức BHTG còn tham gia với tư cách là người tiếp tục bảo vệ người gửi tiền có khoản tiền vượt quá giới hạn được bảo hiểm và trong trường hợp này có thể coi tổ chức BHTG là người đại diện cho người gửi tiền để tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tổ chức nhận tiền gửi không còn khả năng thanh toán. Việc quy định quyền này là hoàn toàn hợp lý và nhằm mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức BHTG. Bởi lẽ, trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn về tài chính và sự kiện bảo hiểm xuất hiện thì tổ chức BHTG phải thực hiện thanh toán tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền thay cho tổ chức tham gia BHTG. Về mặt pháp lý, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra cũng là lúc tổ chức BHTG được nhận toàn bộ hoặc một phần khoản tiền mà mình đã chi trả thay cho tổ chức tham gia BHTG khi thực hiện việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG đó.